Trẻ sơ sinh thường dễ mắc bệnh cảm lạnh, nhất là thời điểm giao mùa. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có sao không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách nhận biết sẽ được Fitobimbi giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Bé sơ sinh bị cảm lạnh là gì?

Trẻ sơ sinh khi mới ra đời, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Vì vậy con thường dễ bị virus tấn công. Theo các chuyên gia, hiện có khoảng hơn 200 loại virus có thể gây bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, phần lớn trong số này sẽ có tác dụng cải thiện và nâng đề kháng cho con.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm cảm lạnh vào nhiều thời điểm trong năm, trung bình khoảng 8-10 đợt trong 1-2 năm đầu. Khi trẻ lớn hơn, tần suất mắc bệnh sẽ thuyên giảm dần. Thông thường, những đợt cảm lạnh ở bé thường không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời nó vẫn có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản cấp…

Trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh 8-10 lần/ năm.

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em

Trẻ sơ sinh rất dễ bị bệnh cảm lạnh nếu như thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường xung quanh không tốt. Vì vậy các mẹ cần phải chú ý nhiều hơn đến bé, nhất là khi có các dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là chảy nước mũi. Những ngày đầu, nước mũi sẽ loãng và có màu trong. Sau đó đặc hơn và có màu vàng. Lúc này trẻ sẽ dễ bị nghẹt mũi và thấy khó chịu.
  • Ho là triệu chứng tiếp theo của chứng cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, khi bị bệnh trẻ sẽ ho nhiều vào buổi tối, nhất là khi đi ngủ.
  • Ngoài ra, các bé còn bị hắt xì hơi, ăn uống kém hơn bình thường.
  • Con không muốn bú sữa mẹ.
  • Ngủ không ngon, thường xuyên quấy khóc.
  • Bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và kém hoạt bát hơn những ngày thường.
  • Đặc biệt, nếu bệnh nặng hơn con sẽ rất dễ bị sốt.

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm lạnh

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Dưới đây là tác nhân chính khiến con bị căn bệnh này.

  • Bé tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh hoặc bề mặt các thứ có nhiễm virus như đồ chơi, đồ dùng, quần áo. Theo chuyên gia, virus gây bệnh cảm lạnh thường ở không khí và trên đồ vật trong thời gian ngắn. Do đó, dù không tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh thì con vẫn có khả năng bị cúm.
  • Dị ứng thời tiết hoặc hít khói thuốc thụ động cũng là nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
  • Bé ở ngoài trời lâu khi có nhiều gió.
  • Ngoài ra, những bé bú sữa mẹ nhiều sẽ có hệ miễn dịch cao hơn so với trẻ uống sữa công thức. Bởi trong sữa mẹ có các dưỡng chất cần thiết, giúp con phát triển toàn diện như enzym, kháng thể, tế bào bạch cầu. Đây là yếu tố có thể giúp con phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc trẻ sơ sinh sẽ được miễn dịch hoàn toàn với bệnh cảm lạnh.
Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị cảm lạnh là do virus.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nguy hiểm không?

Trẻ em bị cảm lạnh có thể dẫn đến một vài biến chứng. Mặc dù những biến chứng này không quá phổ biến nhưng mẹ cần phải cảnh giác. Cụ thể:

  • Nguy cơ nhiễm trùng tai.
  • Thở khò khè ngay cả khi con không bị hen suyễn hoặc mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Viêm hoặc nhiễm trùng xoang.
  • Trường hợp nghiêm trọng con còn có thể bị viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm họng liên cầu khuẩn…

Những đối tượng nào dễ bị cảm lạnh?

Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh không phải hiếm gặp. Bởi các virus gây bệnh có thể sống trong không khí cũng như bề mặt vật cứng. Vì vậy dù có hay không tiếp xúc với người bị bệnh trẻ cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm. Dưới đây là những đối tượng dễ bị cảm lạnh.

  • Trẻ sơ sinh ở chung với trẻ lớn dễ bị cảm lạnh bởi những tình huống đơn giản như khi đưa bé tới viện kiểm tra, một cái ôm với người lớn hoặc đơn giản hơn là cho con đi dạo cũng sẽ khiến bé có thể tiếp xúc virus cảm lạnh.
  • Trẻ không được bú sữa mẹ cũng có nguy cơ cảm lạnh cao hơn. Bởi theo chuyên gia, sữa mẹ có nhiều miễn dịch hơn so với trẻ nuôi bằng sữa công thức. Vì vậy nó có thể bảo vệ bé khỏi các tác nhân nhiễm trùng. So với trẻ bú mẹ thì trẻ uống sữa ngoài sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên gia, cảm lạnh thể nhẹ có thể điều trị tại nhà. Điều này cũng sẽ giúp con cải thiện triệu chứng mà tránh biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Những việc nên làm

  • Cung cấp nhiều chất lỏng, bao gồm cả sữa mẹ, sữa công thức…
  • Hút chất nhầy mũi bằng cách sử dụng nước muối nhỏ mũi hoặc dụng cụ hút mũi.
  • Tạo độ ẩm không khí trong phòng bằng máy tạo độ ẩm, không để trẻ nằm nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
Làm sạch nhầy mũi cho bé thường xuyên.

Những việc không nên làm

  • Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với virus vì vậy mẹ không nên dùng thuốc này để trị cảm lạnh. Kháng sinh chỉ được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ trẻ nhiễm vi khuẩn.
  • Các loại thuốc hạ sốt không kê đơn, bao gồm Paracetamol không được khuyến khích dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi trong trường hợp này, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không bao giờ dùng Aspirin cho trẻ nhỏ.
  • Thuốc ho và cảm lạnh cũng không khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Cách phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm lạnh cho bé là mẹ hãy dùng những biện pháp sau:

  • Tránh để bé tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh tiếp xúc với trời lạnh bên ngoài.
  • Trẻ có dấu hiệu cảm lạnh mẹ nên cho con uống nhiều nước để giảm bớt tắc nghẽn và thải độc ra khỏi cơ thể tốt hơn.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn hoặc chăm sóc trẻ.
  • Giữ đồ chơi và núm ti của bé sạch sẽ.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị cảm lạnh đến gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh với độ tuổi từ 2-3 tháng, khi có dấu hiệu bất thường mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị. Cụ thể:

Bé gặp bác sĩ khi bệnh chuyển nặng.
  • Trẻ từ 2-3 tháng tuổi nếu sốt trên 38 độ C.
  • Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên sốt trên 39 độ C.
  • Trẻ xuất hiện các vết ban đỏ trên da.
  • Trẻ ăn không ngon, thường xuyên nôn mửa.
  • Trẻ bị tiêu chảy.
  • Ho kéo dài, nhiều đờm.
  • Trẻ bị khò khè, khó thở.
  • Trẻ mất nước, môi khô, ti mẹ háo hức.
  • Bé mệt mỏi, khó chịu nên bú kém hoặc không bú.
  • Các đầu ngón tay hoặc môi của bé có dấu hiệu tím tái.

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường kể trên mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt hơn.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng có thể khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy để tránh biến chứng mẹ nên tìm cách phòng ngừa bệnh sớm cho con.

Nguồn: fitobimbi.vn.