Sùi mào gà có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nam giới nếu không được điều trị. Đây là căn bệnh xã hội, lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn, rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

Sùi mào gà ở nam giới
Sùi mào gà ở nam giới

Bệnh sùi mào gà ở nam giới

Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus human papilloma (HPV) ở người gây ra. Có nhiều chủng virus HPV khác nhau, trong đó, virus HPV loại 6 và 11 là 2 loại gây ra bệnh sùi mào gà ở nam giới và cả nữ giới.

Bệnh sùi mào gà lây truyền qua đường quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn. Nốt sùi có thể tồn tại bên trong hoặc bên ngoài cơ quan sinh dục nên đôi khi người bệnh không phát hiện được.

Ở nam giới, tình trạng xuất hiện các u nhú có hình dạng như mụn cóc, súp lơ hay mào gà. Chúng tập trung chủ yếu ở dương vật, hậu môn, mắt, miệng, lưỡi…, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Sùi mào gà ở nam giới thường xuất hiện ở người trong độ tuổi sinh sản có lối sống tình dục không lành mạnh hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ như lạm dụng chất gây nghiện (ma túy, thuốc lắc…).

Các giai đoạn của bệnh

Bệnh sùi mào gà thường chia thành 5 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh tới khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên. Giai đoạn này có thể diễn ra vài tuần, vài tháng hay lên tới vài năm, thường là khoảng 3 tháng.
  • Giai đoạn khởi phát: Nam giới xuất hiện các nốt sang thương nhỏ, màu nhạt nằm rải rác.
  • Giai đoạn phát triển: Các nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, vị trí, số lượng… ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và quá trình sinh hoạt của người bệnh.
  • Giai đoạn biến chứng: Nam giới có biểu hiện bội nhiễm. Vùng tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, chảy máu. Một số trường hợp có biến chứng nặng như ung thư hậu môn, vòm họng…
  • Giai đoạn tái phát: Sau khi điều trị khỏi, nam giới vẫn có nguy cơ tái phát từ người bạn tình hay do virus trong cơ thể chưa được loại bỏ hoàn toàn. Trường hợp tái phát thường sẽ nặng hơn nguyên phát.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới

Triệu chứng bệnh thường không xuất hiện trong khoảng vài tuần đến vài tháng sau khi người bệnh bị nhiễm virus. Dưới đây là một số triệu chứng của sùi mào gà ở nam giới:

  • Xuất hiện những nốt sẩn nhỏ, bề mặt sùi có màu hồng hoặc đỏ nhạt xung quanh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục như dương vật, bìu… Những nốt nhỏ này có thể nhiều hoặc ít, nằm gần nhau thành từng đám.
  • Bên trong những nốt sẩn có chứa mủ trắng.
  • Những nốt này không gây đau nhưng sẽ bị vỡ sau một thời gian, gây tiết dịch và lở loét các vùng xung quanh, dẫn đến ngứa ngáy và khó chịu.
  • Gặp khó khăn khi tiểu, đại tiện và có thể chảy máu khi quan hệ tình dục.

Bệnh sùi mào gà không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Cụ thể, nó khiến người bệnh tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người; ảnh hưởng tới đời sống tình dục; gây đau rát khi đi lại,… Thậm chí, nó còn gây ra biến chứng như ung thư dương vật dẫn tới vô sinh, hiếm muộn hoặc tử vong.

Bệnh sùi mào gà hiện chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, việc điều trị dứt điểm căn bệnh này là điều không thể. Tuy nhiên, những phương pháp hiện nay cũng có thể giúp nam giới kiểm soát tốt tình trạng bệnh, giảm triệu chứng, đẩy lùi sự tiến triển và nâng cao sức đề kháng đẩy lùi virus HPV.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nam giới

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Ngoài quan sát nốt sùi mào gà bằng mắt thường, bác sĩ còn chỉ định người bệnh thực hiện các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như sau:

  • Xét nghiệm máu: Các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, chlamydia… thường có mối quan hệ với sùi mào gà. Vì thế, người bệnh cần được kiểm tra sự xuất hiện của các vi khuẩn này trong máu để xác định nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ. 
  • Khám hậu môn: Sùi mào gà có thể không xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng miệng, nhưng lại tồn tại sâu bên trong hậu môn. Do đó, bác sĩ có thể khám hậu môn bằng dụng cụ chuyên dụng để tìm nốt sùi ở bên trong.
  • Khám vùng chậu: Với phụ nữ, bác sĩ có thể chỉ định phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap) khi thăm khám vùng chậu để kiểm tra những thay đổi ở cổ tử cung do mụn cóc sinh dục gây ra (nếu có). Người bệnh cũng có thể được soi cổ tử cung để kiểm tra, sinh thiết âm đạo và cổ tử cung… Việc soi cổ tử cung và xét nghiệm HPV được thực hiện khi tình trạng sùi mào gà tái phát nhiều lần nhằm mục đích giám sát những bất thường tế bào học và mô học ở tử cung để đánh giá tình trạng bệnh và ngăn ngừa, kiểm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung.  
  • Sinh thiết: Bác sĩ cũng có thể chỉ định sinh thiết và gửi mẫu mô đi đánh giá giải phẫu bệnh. Việc này nhằm khảo sát hình ảnh mô bệnh học, định type virus HPV, xác định ADN của virus và tiên lượng về nguy cơ ung thư cho người bệnh.
Larifan Ungo được dùng trong điều trị sùi mào gà

Điều trị bệnh

Bệnh sùi mào gà ở nam giới có thể được điều trị để làm giảm các triệu chứng và thường biến mất theo thời gian, tuy nhiên virus HPV vẫn có thể còn tồn tại trong máu. Do đó, người bệnh phải chung sống suốt đời với virus và vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác mặc dù bệnh có xuất hiện triệu chứng hoặc không.Hiện nay, vẫn chưa có điều trị đặc hiệu giúp tiêu diệt hoàn toàn virus HPV. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và số lượng các nốt sẩn gây đau, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau để loại bỏ hoặc làm giảm sự xuất hiện của các mụn cóc sinh dục.

Các phương pháp loại bỏ sùi mào gà ở nam giới là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ bằng phương pháp cắt lạnh hoặc cryo
  • Đốt điện
  • Điều trị bằng tia laser.

Để không mắc bệnh sùi mào gà, nam giới cần tránh tiếp xúc trực tiếp với virus HPV lây truyền qua đường tình dục, không nên quan hệ bừa bãi bằng cả đường thông thường, đường miệng và hậu môn. Phương pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc-xin HPV.

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay, bệnh sùi mào gà có thể được điều trị bằng các biện pháp sau đây:

  • Imiquimod (Aldara): Loại thuốc này được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, hiện nay chưa có dữ liệu về sự an toàn đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi. Thuốc có khả năng tăng cường miễn dịch tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc này được dùng ngoài da và gây phản ứng viêm tại chỗ như : đỏ da, kích ứng, chai, loét, trợt, mụn nước và giảm sắc tố…
  • Axit trichloroacetic: Loại axit này tương tự như axit axetic, được sử dụng trong điều trị thẩm mỹ, chữa mụn cóc và sùi mào gà. Thuốc cũng có thể gây các tác dụng phụ như kích ứng da nhẹ, bao gồm ngứa, sưng, đau… Có thể dùng cho người đang mang thai.
  • Podophyllin và Podofilox: Đây là một loại nhựa cây có công dụng phá hủy các mô của nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, podofilox, hợp chất có hoạt tính tương tự như Podophyllin, không dùng cho khu vực bên trong cơ quan sinh dục và chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
  • Interferon hoặc 5-fluorouracin: Đây là loại thuốc được dùng theo đường tiêm, có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, thuốc chỉ phù hợp với những tổn thương nhỏ, ít nghiêm trọng vì có thể gây nhiều tác dụng và có chi phí tương đối cao.

Bệnh sùi mào gà không thể điều trị bằng các loại thuốc chữa mụn cóc thông thường hoặc các thuốc không kê đơn. Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hoặc mua tại hiệu thuốc, mà cần đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng cụ thể và được kê toa thuốc phù hợp, nhằm tránh biến chứng và nguy cơ nhờn thuốc.

Cách chăm sóc người bệnh

Người bị sùi mào gà cần được có biện pháp chăm sóc phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ tổn thương lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và bạn tình. Sau điều trị, người bệnh cũng cần được theo dõi sát sao để nhanh hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát.

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không kê đơn, nhất là các loại thuốc dùng ở các khu vực khác. Bởi sùi mào gà ở vùng sinh dục do chủng virus HPV khác, nên cần phải có một loại thuốc điều trị phù hợp.
  • Sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh nên chú ý yếu tố vệ sinh bằng cách sử dụng dung dịch rửa vùng kín có độ pH trung bình, tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Hầu hết tổn thương đáp ứng trong 3 tháng điều trị. Tuy nhiên tình trạng suy giảm miễn dịch và biến chứng điều trị có thể ảnh hưởng đến hiệu quả. Đối tác của bệnh nhân mắc sùi mào gà có thể nhiễm HPV mặc dù không nhìn thấy tổn thương, do vật xét nghiệm PCR HPV là không cần thiết đối với bạn tình. Thời gian tồn tại virus sau khi hết tổn thương chưa được biết rõ nên không có khuyến cáo rõ ràng về thời gian kiêng quan hệ tình dục. Bệnh nhân nên hạn chế quan hệ tình dục khi đang có tổn thương và trong thời gian điều trị.
  • Chế độ dinh dưỡng cho người sùi mào gà chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Người bệnh không nên ăn thực phẩm cay nóng, chiên rán, thực phẩm dễ gây kích ứng và chất kích thích… Chú ý tăng cường rau xanh, trái cây, chất đạm lành mạnh. Đặc biệt chú ý các vitamin nhóm B, C và các chất chống oxy hóa mạnh như tỏi, hành…

Leave a reply