Bệnh giang mai là bệnh tình dục, nam hay nữ cũng đều có nguy cơ mắc phải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy ở nam giới bệnh giang mai điều trị như thế nào?
Bệnh giang mai ở nam giới
Bệnh giang mai ở nam là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại vi khuẩn được gọi là Treponema pallidum gây ra. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua việc dùng chung các vật dụng với người bị bệnh giang mai hoặc qua các vết xước ở niêm mạc…
Đối với nam giới, đối tượng thuộc xu hướng tính dục là đồng tính / lưỡng tính sẽ có khả năng mắc bệnh giang mai cao hơn. Theo thống kê từ CDC, có đến khoảng 60% bệnh nhân nam bị giang mai ở Hoa Kỳ đã xảy ra tình dục với nam giới hoặc với cả nam và nữ giới. Ngoài ra, đối với bệnh nhân đang nhiễm HIV/AIDS, sự suy giảm miễn dịch do hội chứng này gây ra cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nhiều.
Những biểu hiện của bệnh giang mai ở nam giới
Giang mai ở giai đoạn đầu
Thời gian ủ bệnh giang mai ở nam thường kéo dài trung bình khoảng 21 ngày kể từ lần đầu tiếp xúc và nhiễm mầm bệnh là xoắn khuẩn giang mai. Sau thời gian ủ bệnh này, xoắn khuẩn sẽ bắt đầu tấn công và gây ra các triệu chứng cụ thể.
Triệu chứng đầu tiên nhất chính là các vết loét sẽ bắt đầu xuất hiện nhưng không gây cảm giác đau và khó chịu cho bệnh nhân, chính vì vậy hầu hết bệnh nhân đều bỏ qua việc khám và kiểm tra cụ thể nguyên nhân gây loét.
Theo thời gian, những vết loét này sẽ dần dần tự biến mất, và điều này càng khiến chúng ta thêm chủ quan ngay trong giai đoạn đầu của bệnh.
Đối với bệnh giang mai ở nam, sự hình thành các vết loét cứng và hình tròn trước hết là ở trên dương vật và vùng quy đầu. Sau khoảng 3 đến 5 ngày, bệnh nhân sẽ nhận thấy có thêm sự xuất hiện của các hạch cứng tại vị trí lân cận. Những vết loét và hạch này duy trì trong khoảng 3 đến 6 tuần và tự nhiên biến mất.
Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân không phát hiện cũng như uống thuốc điều trị kịp thời, xoắn khuẩn giang mai sẽ bắt đầu tấn công vào máu. Khoảng ngày thứ 10, cơ thể bắt đầu sản xuất một lượng kháng thể nhất định đổi với giang mai, có thể sử dụng các xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh.
Giang mai ở giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, xoắn khuẩn bắt đầu đi đến khắp nơi trên cơ thể, bao gồm niêm mạc, máu và da…, từ đó tạo ra hàng loạt các vết thương khác nhau:
- Phát ban hồng nhạt trên da với màu hồng nhạt, thường không gây đau. Các ban hồng này xuất hiện chủ yếu ở ngực, trên hai tay, trên vùng bụng và ở hai bên sườn.
- Da nổi các mảng sẩn đỏ hồng dưới dạng vảy nến hoặc mụn trứng cá, có khi là sẩn hoại tử… Khi có nhiều tác động lực đến các sẩn đỏ này, chúng sẽ vỡ và chảy nước ra ngoài, tạo cơ hội nhiễm trùng cơ hội cao hơn.
- Một số bệnh nhân cũng xuất hiện mụn cóc, phỏng nước ở những khu vực ẩm ướt trên cơ thể, đối với nam giới thường là ở phần bìu.
- Bệnh nhân thường xuyên bị cảm cúm và mệt mỏi, họng đau, đầu đau nhức, tê mỏi chân tay và cơ bắp, rụng tóc nhiều, hạch phát triển ở nhiều nơi.
- Ở một số ca bệnh giang mai ở nam, bệnh nhân cũng kèm thêm các bệnh nguy hiểm khác như viêm gan, viêm thận, viêm màng bồ đào, viêm khớp, các vấn đề viêm nhiễm ở thị giác như viêm giác mạc hay viêm thần kinh thị giác…
Giang mai ở nam trong giai đoạn 3
Giai đoạn cuối của bệnh giang mai đến rất lâu, thậm chí từ 10 năm đến 30 năm sau lần đầu tiên tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Ở giai đoạn này, toàn bộ các cơ quan cũng như hệ cơ quan lớn nhỏ trong cơ thể đều bị xoắn khuẩn giang mai tấn công, tạo ra vô số các tổn thương ở bộ phận quan trọng như tim, não bộ, dây thần kinh, gan, xương khớp và từng mạch máu.
Bệnh giang mai ở nam trong giai đoạn cuối sẽ gây nên rất nhiều triệu chứng mang tính nghiêm trọng như:
- Dáng đi mất cân bằng, siêu vẹo, và bất thường.
- Tay và chân gần như tê liệt.
- Mất trí nhớ, mù lòa và các rối loạn tâm thần khác.
- Co giật, phình động mạch hoặc viêm động mạch.
- Bệnh nhân có thể bại liệt toàn bộ cơ thể hay thậm chí là tử vong.
Những biến chứng của bệnh
Bệnh giang mai ở nam rất nguy hiểm, chúng để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu bạn không điều trị sớm.
Rất nhiều bệnh nhân gặp phải biến chứng ở mắt, thị lực bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Một số dị tật bệnh nhân có nguy cơ gặp phải đó là: đồng tử trở nên nhỏ hơn. Hậu quả đó là bạn mất khả năng phản xạ với ánh sáng hoặc mù lòa. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến mắt như: tê bì cơ hoặc mí mắt gặp một số vấn đề khiến thị lực suy giảm.
Bệnh nhân cũng có thể gặp những căn bệnh có liên quan đến khớp xương như viêm, hoặc thoát bị đĩa đệm. Nếu không muốn đối mặt với tình trạng này, bạn hãy đi điều trị sớm nhất.
Nghiêm trọng nhất đó là cơ quan nội tạng suy giảm chức năng, hoạt động kém hiệu quả. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của xoắn khuẩn giang mai, chúng tấn công vào cả nội tạng và khiến sức khỏe của người bệnh yếu đi.
Những người mắc bệnh giang mai có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn đáng kể. Các vết loét gây bệnh làm cho HIV xâm nhập cơ thể dễ dàng hơn. Cũng cần lưu ý rằng những người nhiễm HIV có thể gặp các triệu chứng giang mai khác với những người không có HIV. Nếu bạn bị nhiễm HIV, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về cách nhận biết các triệu chứng giang mai.
Cách điều trị bệnh giang mai ở nam giới
Điều trị giang mai bằng kháng sinh là biện pháp thường được sử dụng nhiều nhất để điều trị bệnh giang mai nói chung, không chỉ riêng ở nam giới. Tùy theo giai đoạn bệnh đã phát triển nghiêm trọng hay chưa và tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có nhiều cách kê toa thuốc kháng sinh khác nhau.
Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bệnh giang mai ở nam giới trong giai đoạn sơ cấp và thứ phát bằng thuốc tiêm penicillin. Penicillin là một trong những thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất và thường có hiệu quả trong điều trị bệnh giang mai. Những người bị dị ứng với penicillin có thể sẽ được điều trị bằng một loại kháng sinh khác, chẳng hạn như:
- Doxycycline
- Azithromycin
- Ceftriaxone
Nếu bạn bị biến chứng giang mai thần kinh, bạn sẽ được dùng penicillin đường tiêm tĩnh mạch hàng ngày. Thông thường bạn sẽ được yêu cầu nằm viện trong một khoảng thời gian. Quá trình điều trị sẽ tiêu diệt vi khuẩn giang mai và ngăn ngừa thêm thiệt hại, nhưng không chữa những tổn thương đã có, điều trị rất có thể sẽ tập trung hơn vào giảm đau và giảm các triệu chứng khó chịu. Lưu ý, không có biện pháp điều trị tại nhà hoặc sử dụng thuốc không kê đơn để điều trị bệnh giang mai.
Đối với phụ nữ mang thai, cần cân nhắc một số loại kháng sinh thay thế để phòng tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi trong bụng.
Trong khi điều trị, bạn hãy tránh tiếp xúc tình dục cho đến khi tất cả các vết loét trên cơ thể lành và bác sĩ cho rằng hiện tại bạn đã an toàn để tiếp tục quan hệ tình dục. Người bị giang mai phải thông báo cho bạn tình của mình để họ cũng có thể được xét nghiệm và được điều trị.
Leave a reply
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.