Bệnh giang mai ở nữ giới gây ra nhiều hệ lụy và biến chứng nguy hiểm nhất ở giai đoạn cuối, căn bệnh xã hội này còn làm cho nguy cơ tử vong tăng lên khá cao.

Điều trị giang mai ở nữ giới
Điều trị giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai ở nữ

Bệnh giang mai ở nữ xảy ra khi cơ thể của bạn bị nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum có hình dạng giống hệt chiếc lò xo có từ 6 – 14 vòng xoắn. Cứ trong 30 giờ trôi qua, xoắn khuẩn giang mai sẽ nhân đôi trong cơ thể 1 lần khiến số lượng vi khuẩn phát triển chóng mặt.

Thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài từ 3 – 90 ngày kể từ khi cơ thể bạn tiếp xúc với xoắn khuẩn mang mầm bệnh. Trong đó, có rất nhiều bệnh nhân ủ bệnh giang mai trong khoản thời gian từ 2 – 4 tuần sau khi nhiễm xoắn khuẩn. Đây cũng là giai đoạn mà các biểu hiện triệu chứng trở nên rõ nét hơn ở giai đoạn đầu.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu ở nữ thường xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo trên niêm mạc da. Nhưng càng về sau các triệu chứng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Đến các giai đoạn nặng nề hơn khi xoắn khuẩn di chuyển đến tim, gan, thận và nhiều cơ quan khác của người bệnh.

Khả năng nhiễm trùng sẽ tăng cao nếu người bị giang mai có vết loét ở âm đạo không sử dụng những biện pháp bảo vệ lúc quan hệ tình dục. Lúc này, người mắc bệnh rất dễ lây bệnh cho chồng hoặc người yêu của mình dù đối tác có sử dụng bao cao su.

Những dấu hiệu của bệnh

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ dễ nhận biết là sự xuất hiện của một hoặc vài vết loét ở miệng hoặc cơ quan sinh dục.

Quá trình bệnh giang mai hình thành và phát triển được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, ở mỗi giai đoạn, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện một vài triệu chứng rõ rệt sau thời gian ủ bệnh (thường khoảng 3 – 4 tuần). Theo quan sát thông thường, bệnh  nhân dễ dàng nhận thấy các biểu hiện của săng giang mai trong giai đoạn này. Cụ thể như: 

  • Các vết trợt không sâu, chạm vào có cảm giác nông với hình dạng tròn hoặc bầu dục. Phần gờ xung quanh vết trợt mỏng, phần da bên trong có phần cứng hơn. Màu da ửng đỏ nhưng không gây ra cảm giác đau đớn hoặc ngứa cho bệnh nhân.
  • Các vết trợt của săng giang mai thường xuất hiện ở những vị trí xung quanh niêm mạc sinh dục. Điển hình như mép bộ phận sinh dục, môi bé, môi lớn,…
  • Xuất hiện hạch ở những vị trí phát bệnh: hạch thường xuất hiện ở vùng bẹn (háng), tạo thành từng chùm với nhiều kích cỡ khác nhau. Trong đó, có một hạch có kích thước vượt trội hơn so với các hạch còn lại.

Thường thì trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự lành, mặc dù bệnh nhân không can thiệp điều trị. Do đó, nhiều người cho rằng bệnh tự khỏi mà không tham gia thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, đó chính là thời điểm chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn tiếp theo, tức tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 thường bắt đầu khoảng sau 7 – 8 tuần tính từ giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng như:

  • Đào ban: trên da xuất hiện các dát có thể là màu trắng hoặc màu hồng, tràn lan trên cơ thể. Chúng thường tách rời nhau, tạo thành từng mảng riêng biệt, đều màu. Khi chạm mạnh làm da căng ra thì chúng là biến mất và không có bất kỳ triệu chứng ngứa ngáy hay khó chịu nào.
  • Sẩn: các vết sẩn có nhiều hình dạng khác nhau, có thể trông như vảy nến hoặc trứng cá.  
  • Sẩn phì đại: sẩn này thường xuất hiện ở những vị trí xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
  • Hạch: ở giai đoạn này hạch phát triển to hơn và lan sang nhiều vị trí khác.
  • Tóc rụng.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh giang mai ở nữ giới và cả nam giới với nhiều triệu chứng bệnh nhân có thể mắc phải, cụ thể như:

  • Giang mai thần kinh: đây là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh giang mai trong giai đoạn cuối. Sự tổn thương thần kinh dẫn đến những biến chứng liên quan đến viêm não, bại liệt,…
  • Gôm và củ giang mai: có thể xuất hiện trên da và nhiều bộ phận khác bên trong cơ thể như xương, cơ,… Bệnh nhân có thể dễ dàng quan sát với các biểu hiện trên da là những tổn thương có hình tròn với độ lớn tương đương với hạt bắp, nằm riêng biệt nhau. Theo thời gian, chúng dần hoại tử và lở loét từ từ.
  • Giang mai tim mạch: khiến bệnh nhân chịu tổn thương về mặt tim mạch và phổ biến là phình mạch.

Những biến chứng của bệnh

Ngoài các triệu chứng bệnh giang mai ở nữ cực kỳ khó chịu, bạn còn phải đối mặt với nhiều tác hại nghiêm trọng mà bệnh lý này đem đến như: 

  • Ảnh hưởng thần kinh nghiêm trọng: Xoắn khuẩn giang mai khi tấn công vào hệ thống thần kinh sẽ gây suy giảm thị lực, sụt giảm trí nhớ, tâm thần phân liệt, viêm màng não và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Trong suốt quá trình phát bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội khắp cả người và có thể dẫn đến khả năng bại liệt cao.
  • Hủy hoại nội tạng: Bệnh giang mai giai đoạn cuối dễ dẫn đến biến chứng bệnh dạ dày, tim mạch, suy gan, suy thận, viêm phổi và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
  • Tăng nguy cơ vô sinh: Trong quá trình phát triển, xoắn khuẩn giang mai có thể làm tắt nghẽn buồng trứng, ung thư buồng trứng và cả cổ tử cung dẫn đến nguy cơ vô sinh cao. Ngoài ra thì căn bệnh này còn dễ làm chị em bị thai lưu, thai ngoài tử cung, sảy thai và thậm chí là sinh non.

Làm gì khi biết mình mắc bệnh giang mai

Dù là căn bệnh xã hội có khả năng lây lan rất nhanh và dễ gây ra biến chứng nếu không được điều trị cẩn thận nhưng nhìn chung, bệnh giang mai ở nữ không nguy hiểm.

Ngay khi biết mình có dấu hiệu bệnh giang mai, bạn hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.

Sau khi có chẩn đoán bạn đã nhiễm bệnh giang mai, bác sĩ sẽ đưa ra phác độ điều trị phù hợp với giai đoạn bệnh của bạn. Lúc này, bạn cũng cần hỏi thêm những thông tin liên quan đến việc chăm sóc bản thân hoặc duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp để quá trình điều trị nhanh có được kết quả như ý.

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, người bị bệnh giang mai nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh. Điều này vừa giúp bản thân bạn ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, vừa hạn chế khả năng lây bệnh cho chồng của bạn.

Điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ

Điều trị bằng thuốc

Ở giai đoạn đầu, giang mai rất dễ chữa khỏi bằng thuốc. Do đó, một trong những lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ chính là cho người bệnh dùng Penicillin, loại kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai và thường hiệu quả với hầu hết các giai đoạn. Nếu người bệnh bị dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác hoặc giải mẫn cảm với Penicillin.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh giang mai tiềm ẩn sơ cấp, thứ phát hoặc giai đoạn đầu (dưới một năm), phương pháp điều trị được khuyến nghị là tiêm một lần Penicillin. Với người đã bị bệnh giang mai lâu hơn một năm, bác sĩ có thể tiêm thêm liều bổ sung. Penicillin cũng là phương pháp điều trị duy nhất được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai.

Ở ngày đầu tiên được điều trị, người bệnh có thể trải qua phản ứng Jarisch-Herxheimer, với triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức và đau đầu. Phản ứng này thường không kéo dài hơn một ngày.

Với phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai, cách điều trị an toàn nhất là dùng kháng sinh penicillin.

Liều lượng kháng sinh dành cho bà bầu bị bệnh giang mai sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Chồng của bà bầu bị bệnh giang mai cũng phải làm xét nghiệm và điều trị giang mai nếu đã quan hệ tình dục với vợ mình trong 3 tháng gần nhất. Lúc này, bà bầu bị bệnh giang mai cũng không nên quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn và nhớ phải thông báo cho chồng biết về bệnh tình của mình để cùng cảm thông và chia sẻ.

Theo dõi điều trị

Sau khi bạn được điều trị bệnh giang mai bằng thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh:

  • Kiểm tra và xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo rằng người bệnh đang đáp ứng với liều lượng thông thường của Penicillin. Việc theo dõi cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh giang mai được chẩn đoán.
  • Tránh quan hệ tình dục với bạn tình mới cho đến khi điều trị xong và xét nghiệm máu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã được chữa khỏi.
  • Thông báo cho bạn tình để họ được kiểm tra và điều trị nếu thấy cần thiết.
  • Xét nghiệm xem có nhiễm virus HIV hay không.

Phòng ngừa bệnh giang mai

Bệnh vẫn chưa có vắc xin nên phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Bạn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách tuân thủ những lời khuyên sau đây:

  • Không quan hệ tình dục bừa bãi. Chung thủy một vợ một chồng.
  • Sử dụng bao cao su để làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, đặc biệt chú ý che chắn các vùng bị tổn thương.
  • Tránh dùng thuốc kích thích, rượu bia để giữ khả năng phán đoán đúng, tránh các hành vi tình dục không an toàn.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh vi khuẩn còn bám lại trên bề mặt và lây qua các vết thương hở.
  • Nếu phát hiện có bệnh giang mai trước khi sinh con, người mẹ cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc bản thân và ngăn ngừa lây nhiễm cho bé.
  • Tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khám theo lời dặn của bác sĩ
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng thực đơn cân bằng, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng.
  • Dù đã được điều trị giang mai, nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm, nên tuân thủ liệu trình và thực hiện các biện pháp phòng bệnh do bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo.

Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn trong điều kiện phát hiện ở giai đoạn sớm, khi vi khuẩn chưa làm tổn thương sâu các cơ quan nội tạng như: tim mạch, thần kinh…

Ngay khi phát hiện bản thân có nguy cơ nhiễm giang mai, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Đừng đợi đến khi bệnh xuất hiện các triệu chứng rõ ràng mới đi thăm khám thì tình trạng có thể đã trầm trọng và khó chữa khỏi hoàn toàn.

Với phụ nữ, trước khi có kế hoạch mang thai cũng cần phải kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hay không. Nếu có, hãy dành thời gian điều trị dứt trước khi mang thai. Nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để có hướng xử lý, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bé.

Leave a reply