Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm dễ lây lan nhanh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản.

Bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục. Đây là căn bệnh xã hội, lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn, rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

Virus gây bệnh sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV). Loại virus này có khoảng 120 chủng, trong đó có 40 chủng là tác nhân gây bệnh thông qua đường quan hệ tình dục. HPV-16 và HPV-18 là tác nhân gây sùi mào gà ở 90% trường hợp mắc bệnh.

Những nốt sùi mềm trên bộ phận sinh dục kèm theo đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu. Một số người xuất hiện mụn cóc sinh dục trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh, nhưng cũng có trường hợp vài tháng hoặc vài năm. Thậm chí, hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng hoặc không được phát hiện. Tỷ lệ người có triệu chứng rõ rệt rất thấp, chỉ khoảng 1-2% trường hợp. Vì vậy mà người bệnh rất khó xác định tình trạng của mình và vô tình lây truyền virus cho người khác.

Bệnh sùi mào gà xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới nhưng theo thống kê thì nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân vì nữ giới thường đón nhận tinh dịch của nam khi quan hệ tình dục và môi trường âm đạo cũng tạo điều kiện tốt cho loại virus này phát triển. Ngoài quan hệ tình dục không an toàn, bệnh còn có thể lây truyền bởi các nguyên nhân như lây từ mẹ sang con hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Bệnh sùi mào gà không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Cụ thể, nó khiến người bệnh tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người; ảnh hưởng tới đời sống tình dục; gây đau rát khi đi lại,… Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, thai phụ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú mẹ. Thậm chí, nó còn gây nhiều biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… dẫn tới vô sinh, hiếm muộn hoặc tử vong.

Những dấu hiệu của bệnh

Bệnh sùi mào gà lây truyền qua đường quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn. Nốt sùi có thể tồn tại bên trong hoặc bên ngoài cơ quan sinh dục nên đôi khi người bệnh không phát hiện được.

Ở giai đoạn mới hình thành, các nốt sùi thường rất nhỏ, màu da hoặc hơi sẫm hơn. Phần đầu của các nốt có hình dạng giống như chiếc mào gà hay bông súp lơ và sờ vào thấy mịn hoặc hơi gồ ghề. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể xuất hiện dưới dạng một cụm mụn cóc hoặc chỉ một mụn cơm. Ngoài ra, tùy theo giới tính, triệu chứng sùi mào gà có thể khác nhau.

Ở phụ nữ: mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ, thành âm đạo, khu vực giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung.

Ở nam giới: chúng có thể ở đầu hoặc trục của dương vật, bìu hoặc hậu môn. Mụn cóc sinh dục cũng có thể phát triển trong miệng hoặc cổ họng của người đã có quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của mụn cóc sinh dục bao gồm:

  • Những vết sưng nhỏ, màu thịt hoặc xám ở vùng sinh dục
  • Mụn cóc gần nhau có hình dạng giống như súp lơ
  • Ngứa hoặc khó chịu ở vùng sinh dục
  • Chảy máu khi giao hợp
  • Mụn cóc sinh dục có thể nhỏ và phẳng đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, đôi khi, mụn cóc sinh dục có thể nhân lên thành cụm lớn.

Những biến chứng của bệnh

Bệnh sùi mào gà không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Cụ thể, nó khiến người bệnh tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người; ảnh hưởng tới đời sống tình dục; gây đau rát khi đi lại,… Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, thai phụ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú mẹ. Thậm chí, nó còn gây nhiều biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… dẫn tới vô sinh, hiếm muộn hoặc tử vong.

Phần lớn những bệnh nhân mắc sùi mào gà hay một số bệnh xã hội khác đều bị tác động tiêu cực đến tâm lý. Người bệnh có xu hướng giấu bệnh, e ngại chuyện thăm khám vì sợ mọi người xa lánh và đánh giá. 

Người bệnh cũng tự ti và giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Do quá lo lắng nên bệnh nhân thường bị mất tập trung, không còn hứng thú trong học tập và trong công việc.

Nếu không được điều trị triệt để, bệnh sẽ ngày càng tiến triển, mụn lây lan nhanh chóng khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, phiền toái. Thậm chí có thể gây lở loét, tổn thương cơ quan sinh sản. 

Hơn nữa, nếu bệnh nhân bị mắc nhiều type HPV, trong đó có HPV thể 16 và 18 thì có nguy cơ cao gây ra ung thư, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung ở nữ. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn tới ung thư dương vật nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị sùi mào gà cần sự hợp điều trị của 2 vợ chồng để dạt hiệu quả tốt nhất

Điều trị bệnh sùi mào gà

Việc điều trị sùi mào gà cần phải tuân thủ nguyên tắc đầu tiên là loại bỏ sang thương và những thương tổn tiền ung thư đến từ nguyên nhân nhiễm virus HPV; kiểm soát nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác để tránh làm cho bệnh sùi mào gà chuyển biến xấu, đồng thời điều trị cho cả đối tác của người bệnh, nhằm ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm.

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay, bệnh sùi mào gà có thể được điều trị bằng các biện pháp sau đây:

  • Imiquimod (Aldara): Loại thuốc này được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, hiện nay chưa có dữ liệu về sự an toàn đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi. Thuốc có khả năng tăng cường miễn dịch tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc này được dùng ngoài da và gây phản ứng viêm tại chỗ như : đỏ da, kích ứng, chai, loét, trợt, mụn nước và giảm sắc tố…
  • Axit trichloroacetic: Loại axit này tương tự như axit axetic, được sử dụng trong điều trị thẩm mỹ, chữa mụn cóc và sùi mào gà. Thuốc cũng có thể gây các tác dụng phụ như kích ứng da nhẹ, bao gồm ngứa, sưng, đau… Có thể dùng cho người đang mang thai.
  • Podophyllin và Podofilox: Đây là một loại nhựa cây có công dụng phá hủy các mô của nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, podofilox, hợp chất có hoạt tính tương tự như Podophyllin, không dùng cho khu vực bên trong cơ quan sinh dục và chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
  • Interferon hoặc 5-fluorouracin: Đây là loại thuốc được dùng theo đường tiêm, có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, thuốc chỉ phù hợp với những tổn thương nhỏ, ít nghiêm trọng vì có thể gây nhiều tác dụng và có chi phí tương đối cao.

Bệnh sùi mào gà không thể điều trị bằng các loại thuốc chữa mụn cóc thông thường hoặc các thuốc không kê đơn. Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hoặc mua tại hiệu thuốc, mà cần đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng cụ thể và được kê toa thuốc phù hợp, nhằm tránh biến chứng và nguy cơ nhờn thuốc.

Điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật

Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cần được thực hiện một số thủ thuật nhỏ để loại bỏ nốt sùi. Các biện pháp đó bao gồm:

  • Cryotheraphy (Liệu pháp lạnh): Thủ thuật này sử dụng nitơ lỏng (-196 độ C) gây đóng băng tế bào nhiễm bệnh, gây ra tổn thương không hồi phục màng tế bào. Bác sĩ xịt hoặc dùng tăm bông chấm tổn thương cho đến khi xuất hiện quầng ô đông lạnh 1mm quanh tổn thương, thời gian quang đông từ 5-20 giây, mỗi lần 1-2 chu kì đông lành và lặp lại 1-3 lần/tuần tối đa 12 tuần. Tác dụng phụ của phương pháp này là gây đau, hoại tử, bọng nước, sẹo. Có thể cần gây tê vùng nếu nhiều hoặc tổn thương rộng. Tỉ lệ sạch tổn thương là 44 – 87%, tái phát 12 – 42% sau 1-3 tháng và có thể lên đến 59% sau sạch tổn thương 12 tháng. Áp lạnh bằng nitơ lỏng cần trang thiết bị khá đơn giản, rẻ tiền, an toàn cho phụ nữ có thai. Nhược điểm là người bệnh cần đến cơ sở y tế nhiều lần

Các phương pháp vật lý loại bỏ, phá hủy tổn thương

Bao gồm: laser CO2, cắt nạo, đốt điện… Chỉ định ưu tiên cho các tổn thương sùi lớn, lan rộng, sùi ở niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung và các tổn thương không đáp ứng điều trị khác. Laser CO2 được lựa chọn nhiều hơn vì duy trì được giải phẫu, kiểm soát được độ sâu và dễ thực hiện hơn so với phẫu thuật cắt bỏ, ít chảy máu hơn và ít gây khó chịu hơn so với đốt điện. Chống chỉ định đốt điện cho người mang máy tạo nhịp tim, tổn thương ở gần hậu môn. 

Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành. Trong trường hợp tổn thương lớn, trong ống hậu môn hoặc trẻ em có thể gây mê toàn thân. Những phương pháp này có tác dụng loại bỏ hầu hết (89-100%) tổn thương trong một lần, tuy nhiên nguy cơ tái phát từ 19-29% và có nhược điểm bao gồm có thể để lại sẹo, thay đổi sắc tố, nứt hậu môn, tổn thương cơ thắt hậu môn.

Cách chăm sóc người bệnh

Người bị sùi mào gà cần được có biện pháp chăm sóc phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ tổn thương lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và bạn tình. Sau điều trị, người bệnh cũng cần được theo dõi sát sao để nhanh hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát.

Theo đó, các chuyên gia khuyên người bệnh nên thực hiện theo các lời khuyên sau đây:

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không kê đơn, nhất là các loại thuốc dùng ở các khu vực khác. Bởi sùi mào gà ở vùng sinh dục do chủng virus HPV khác, nên cần phải có một loại thuốc điều trị phù hợp.
  • Sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh nên chú ý yếu tố vệ sinh bằng cách sử dụng dung dịch rửa vùng kín có độ pH trung bình, tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Hầu hết tổn thương đáp ứng trong 3 tháng điều trị. Tuy nhiên tình trạng suy giảm miễn dịch và biến chứng điều trị có thể ảnh hưởng đến hiệu quả. Đối tác của bệnh nhân mắc sùi mào gà có thể nhiễm HPV mặc dù không nhìn thấy tổn thương, do vật xét nghiệm PCR HPV là không cần thiết đối với bạn tình. Thời gian tồn tại virus sau khi hết tổn thương chưa được biết rõ nên không có khuyến cáo rõ ràng về thời gian kiêng quan hệ tình dục. Bệnh nhân nên hạn chế quan hệ tình dục khi đang có tổn thương và trong thời gian điều trị.
  • Chế độ dinh dưỡng cho người sùi mào gà chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Người bệnh không nên ăn thực phẩm cay nóng, chiên rán, thực phẩm dễ gây kích ứng và chất kích thích… Chú ý tăng cường rau xanh, trái cây, chất đạm lành mạnh. Đặc biệt chú ý các vitamin nhóm B, C và các chất chống oxy hóa mạnh như tỏi, hành…

Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà

Nếu đang trong độ tuổi có sinh hoạt tình dục, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ bản thân và người bạn đời khỏi nguy cơ bị nhiễm hoặc lây lan HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Điều trị triệt để các bệnh lây qua đường tình dục
  • Trao đổi với bạn tình, nếu bạn bị nhiễm HPV để cùng điều trị
  • Chung thủy một vợ một chồng hoặc hạn chế số lượng bạn tình
  • Tiêm vắc xin HPV để chủ động bảo vệ sức khỏe. Vắc xin có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh sùi mào gà và cả các chủng HPV có liên quan đến nguy cơ ung thư. Loại vắc xin này được tiêm từ 1-3 mũi, tùy thuộc vào độ tuổi và nên được tiêm trước khi có quan hệ tình dục, vì chúng có hiệu quả nhất khi một người chưa tiếp xúc với HPV.

Leave a reply