HIV là tên viết tắt của một loại vrus gây suy giảm miễn dịch ở người. Nếu nhiễm mà không kịp thời phát hiện và chữa trị đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể gây chết người.

HIV: Nguyên nhân và cách điều trị
Virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người

HIV là gì?

HIV không phải là bệnh. HIV là tên của một loại virus (Human Immunodeficiency Virus) gây tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu không được điều trị, HIV sẽ lây nhiễm và làm chết các tế bào CD4 – một loại tế bào miễn dịch lympho T. Khi HIV giết chết nhiều tế bào CD4, lúc đó hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, dễ bị các loại bệnh nhiễm trùng và ung thư khác nhau.

HIV có thể lây lan qua những con đường sau:

  • Chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng).
  • Truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh.
  • Qua dùng chung kim tiêm.
  • Truyền từ mẹ sang con: Trong khi mang thai, khi sinh con hoặc khi cho con bú.

Hiện nay chưa có vaccine và thuốc điều trị bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên bệnh được điều trị bằng thuốc kháng virus giúp làm chậm quá trình tiến triển và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Có thể kéo dài tới 8 – 12 năm, thậm chí lâu hơn.

Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, người bệnh sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). AIDS là giai đoạn cuối của bệnh HIV và được tạo ra bởi sự phát triển của các bệnh khác, chẳng hạn như ung thư và nhiều bệnh nhiễm trùng. AIDS là biểu hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể của bạn quá yếu. Bệnh do virus HIV gây ra gọi chung là HIV/AIDS.

Những triệu chứng khi mắc HIV

Sau khi nhiễm virus HIV, người bệnh có các triệu chứng khác nhau qua các giai đoạn. Bao gồm:

Giai đoạn cửa sổ

  • Thường kéo dài từ 3 – 6 tháng.
  • Là giai đoạn virus HIV xâm nhập vào cơ thể phát triển và nhân lên nhanh chóng.
  • Sau từ 2 – 4 tuần phơi nhiễm, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, ho, nổi hạch, mệt mỏi, đau nhức,… giống như cảm cúm hoặc không có triệu chứng rõ rệt. Do biểu hiện không rõ rệt nên thường không nhận ra, hoặc chẩn đoán nhầm khi đi khám bệnh. 

Giai đoạn tiềm ẩn

  • Tùy vào sức đề kháng của bệnh nhân mà giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần cho đến 20 năm.
  • Hệ miễn dịch không chống lại được lượng lớn virus HIV, lượng tế bào lympho T giảm mạnh, kháng nguyên của HIV tăng. Vì vậy được gọi là nhiễm trùng mạn tính.
  • Hạch bạch hay bị viêm do bắt giữ virus để bảo vệ cơ thể. 
  • Là giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.

Giai đoạn AIDS

  • Hệ miễn dịch bị tàn phá, vô hiệu hóa làm mất sức đề kháng do virus tấn công mạnh mẽ và có dấu hiệu nhiễm trùng do các vi sinh vật cơ hội gây ra nhiễm nấm candida specie ở miệng, bị viêm phổi do nấm, bị ung thư bạch huyết và zona thần kinh do virus herpes bùng phát.
  • Bệnh nhân thường phát ban, lở loét, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, cơ thể còn da bọc xương do sụt cân không rõ nguyên nhân,… và dễ nhiễm các bệnh thông thường. Nếu không điều trị, người bệnh sẽ suy nhược hơn, tiều tụy, mất đi khả năng sống và có nguy cơ tử vong cao.

Những ai có nguy cơ mắc phải HIV

Có khoảng 38 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới tính đến năm 2019 (theo UNAIDS). Căn bệnh thế kỷ này không phân biệt độ tuổi, chủng tộc, giới tính hay xu hướng tính dục. Bất cứ ai cũng đều có thể nhiễm HIV/AIDS khi tiếp xúc với virus qua các con đường lây bệnh như trên. Các nhóm có nguy cơ mắc cao nhất là:

  • Nhóm nghiện chích ma túy
  • Nhóm gái bán dâm
  • Nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính.

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV bao gồm:

HIV lây truyền qua việc tiếp xúc các chất dịch cơ thể của bệnh nhân HIV, bao gồm máu, tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ. Các hành vi sau sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn: Quan hệ với nhiều người và không sử dụng biện pháp phòng ngừa (bao cao su) với người nhiễm HIV.
  • Dùng chung vật dụng có dính máu người nhiễm HIV: Khi dùng các thiết bị như dụng cụ cắt gọt, dao cạo, đồ cắt móng tay, kim tiêm, ống chích, thiết bị xăm mình đã nhiễm HIV và không được khử trùng thường xuyên.
  • Dẫm đạp phải mãnh vỡ, kim tiêm có chứa virus HIV.
  • Truyền máu không qua sàng lọc HIV.
  • Thai nhi có mẹ nhiễm HIV.
  • Vết thương hở, vết loét tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo có chứa virus HIV.
Sử dụng thuốc ARV có tác dụng làm chậm sự nhân lên của HIV trong cơ thể

Phương pháp điều trị HIV/AIDS

Hiện tại không có vaccine nào để phòng ngừa lây nhiễm HIV cũng như không có một biệt pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn virus HIV ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên nhờ liệu pháp điều trị kháng virus (ART) sử dụng thuốc ARV có tác dụng làm chậm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, làm tăng cường hệ miễn dịch giúp chất lượng cuộc sống của những người bị AIDS đã cải thiện đáng kể

Lựa chọn hiện nay là kết hợp hai hay nhiều loại thuốc kháng retrovirus và một chất ức chế protease hoặc một thuốc ức chế reverse transcriptase nnon-nucleoside (NNRTI). Với điều trị như vậy thì cho thấy kết quả HIV âm tính lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng virus sẽ tăng trở lại khi ngưng điều trị.

Bạn nên áp dụng các cách điều trị sau khi có kết quả dương tính với HIV:

  • Lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thông báo cho bạn tình, những người đã quan hệ tình dục với bạn hoặc người có nguy cơ nhiễm HIV do bạn để có biện pháp xét nghiệm và phòng tránh.
  • Không dùng chung kim tiêm hoặc các hoạt động có thể lây nhiễm HIV cho người khác.
  • Điều trị tâm lý với bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng các loại thuốc có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Lợi ích của việc xét nghiệm và điều trị sớm HIV

Với những người tiếp xúc với nguồn bệnh, có nguy cơ mắc bệnh thì việc xét nghiệm sớm giúp người bệnh được phát hiện sớm bệnh, phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ lây lan cho người thân…

Lợi ích của việc điều trị bệnh HIV sớm:

  • Điều trị HIV sớm giúp duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và sống có ích cho gia đình và cộng đồng: Đừng nên để đến khi cảm thấy mệt mỏi hoặc bị ốm mới đến cơ sở y tế. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể không còn đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, người bệnh sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nặng. Do đó, nên đến cơ sở y tế ngay từ khi mới phát hiện dương tính với HIV để được tư vấn và điều trị, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, giúp sống lâu hơn.
  • Điều trị HIV sớm sẽ giúp giảm chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh và chi phí nằm viện: Khi hệ miễn dịch chưa bị suy giảm nặng, cơ thể còn khỏe, sẽ không bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Do đó không cần phải tốn kém tiền bạc cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng
  • Điều trị HIV sớm sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan virus sang cho người khác trong đó có vợ/chồng, bạn bè và cả con cái trong tương lai.

Phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS

  • Hoạt động tình dục an toàn.
  • Không dùng chung kim tiêm, đồ chơi tình dục, đồ cắt móng tay, dao cạo…
  • Nên chọn những nơi uy tính để làm phẫu thuật và xăm mình. Đảm bảo các vật dụng được sử dụng đã được tiệt trùng.
  • Khi người mẹ mang thai nhiễm HIV, nên thông báo sớm với bác sĩ để có phương pháp bảo vệ thai nhi không bị nhiễm bệnh.

Ngay khi nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu HIV giai đoạn đầu nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm HIV, để phát hiện sớm bệnh. Khi bị HIV giai đoạn đầu việc cần làm là không nên quá lo lắng và phải nhanh chóng cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị sớm nhất. Tuy không thể điều trị khỏi bệnh nhưng việc điều trị sớm mang lại rất nhiều lợi ích.

Leave a reply

Tags: