Vitamin B12 có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh, đặc biệt là bộ não của con người. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây thiếu máu, tổn thương não nghiêm trọng không thể phục hồi, tàn tật.
Vì sao cần bổ sung vitamin B12?
Vitamin B12 hay còn gọi là Cobalamin được hấp thu vào cơ thể nhờ sự trợ giúp của yếu tố nội tại glycoprotein – một protein do tế bào thành của niêm mạc dạ dày tiết ra cùng với vitamin B12, cho phép các chất dinh dưỡng hấp thụ qua đoạn cuối ruột non (hồi tràng).
Chúng có sẵn tự nhiên trong các loại thịt đỏ, sản phẩm từ sữa và trứng. Bạn cần lưu ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm trên để cung cấp vitamin B12 cho cơ thể.
Vitamin B12 cần thiết cho việc sản xuất tế bào hồng cầu, hình thành trình tự gen ADN, tham gia vào chức năng thần kinh cũng như trao đổi chất của cơ thể. Vitamin B12 cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm nồng độ acid amin có tên là homocysteine một yếu tố liên quan trực tiếp đến các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đột quỵ và Alzheimer.
Ngoài ra vitamin B12 cũng tham gia rất tích cực vào quá trình sản sinh năng lượng. Tuy nhiên chúng không đóng vai trò quyết định, vì thế chưa có bằng chứng nào cho thấy việc bổ sung vitamin B12 có thể làm tăng năng lượng khẩu phần ở những đối tượng suy dinh dưỡng hoặc thiếu năng lượng trường diễn.
Cơ thể con người có thể lưu trữ vitamin B12 đến vài năm do đó trường hợp thiếu hụt loại vitamin này ở mức độ trung bình và nặng rất hiếm gặp nhưng các nghiên cứu lại chỉ ra rằng có đến 26% dân số trên toàn thế giới thiếu hụt vitamin B12 mức nhẹ. Theo thời gian, thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, tổn thương không hồi phục hệ thần kinh và suy dinh dưỡng hoặc thiếu năng lượng trường diễn.
Vitamin B12 đối với hệ thần kinh
Sau khi được hấp thụ vào trong cơ thể, vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, axit béo và myelin.
Myelin bao bọc quanh các sợi thần kinh, làm tăng tốc độ giao tiếp điện giữa các tế bào thần kinh. Đây là yếu tố quan trọng cho thấy tầm quan trọng của vitamin B12 đối với hệ thần kinh.
Như vậy vitamin B12 có vai trò rất quan trọng đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh, não bộ. Đồng thời chúng cũng tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu (các tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi khắp cơ thể, đặc biệt là não bộ chiếm khoảng 20%-25% tổng lượng oxy được cung cấp cho toàn cơ thể). Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp tạo và điều chỉnh DNA.
Việc bổ sung vitamin B12 đối với hệ thần kinh là rất cần thiết. Theo viện Y tế Quốc gia Mỹ (NHI) khuyến cáo: thanh thiếu niên và người lớn trên 14 tuổi, nên tiêu thụ 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Còn phụ nữ đang mang thai nên tiêu thụ 2,6 mcg mỗi ngày, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần đảm bảo tiêu thụ 2,8 mcg mỗi ngày.
Thiếu hụt vitamin B12 cơ thể sẽ ra sao?
Thiếu máu, thiếu oxy lên não
Khi thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, điều này khiến lượng oxy cung cấp lên não bị giảm bớt, lâu dần gây thiếu máu não (thiếu oxy lên não) có thể gây tổn thương không hồi phục các tế bào não không được cung cấp oxy. Người bị thiếu máu thường có biểu hiện: mệt mỏi, khó thở, nhịp tim không đều, da nhợt nhạt hoặc vàng, có thể đau miệng hoặc lưỡi, sút cân, tiêu chảy,…
Tổn thương thần kinh
Khi thiếu vitamin B12 ở mức nhẹ, có thể gây các triệu chứng như: trầm cảm, lú lẫn, mệt mỏi, trí nhớ kém. Tuy nhiên các triệu chứng không đủ đặc hiệu để chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin B12, trường hợp này các bác sĩ có thể kê thêm vitamin B12 cho bạn, nếu được bổ sung cơ thể sẽ dần ổn định trở lại.
Một dấu hiệu phổ biến của tổn thương thần kinh tiềm ẩn khi thiếu B12 là cảm giác chân và kim tương tự như cảm giác châm chích ở tay và chân. Các triệu chứng thần kinh liên quan đến thiếu B12 thường xảy ra cùng với thiếu máu.
Nếu không được điều trị, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh do thiếu B12 có thể gây ra những thay đổi trong cách đi bộ và di chuyển. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và phối hợp của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị té ngã.
Yếu và mệt mỏi
Là triệu chứng phổ biến của thiếu B12 do cơ thể bạn không có đủ B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể khiến cho việc vận chuyển oxy đến các tế bào không hiệu quả gây cảm giác mệt mỏi và yếu. Ở người cao tuổi, thiếu máu megaloblastic thường bị gây ra bởi một tình trạng tự miễn được gọi là thiếu máu ác tính. Những người bị thiếu máu ác tính không sản xuất đủ một loại protein quan trọng gọi là yếu tố nội tại. Và yếu tố nội tại là điều cần thiết liên kết với B12 trong ruột của để hấp thụ nó.
Viêm lưỡi và loét miệng
Lưỡi bị sưng và viêm, có vết thương thẳng dài trên đó có thể là dấu hiệu sớm của tình trạng thiếu B12. Ngoài ra, một số người bị thiếu B12 có thể gặp các triệu chứng miệng khác, chẳng hạn như loét miệng, cảm giác ghim và kim ở lưỡi hoặc cảm giác nóng rát và ngứa trong miệng.
Thay đổi tâm trạng
Một số người thiếu Vitamin B12 có thể có dấu hiệu tâm trạng chán nản hoặc tình trạng đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng não, chẳng hạn như chứng mất trí.
Trẻ nhỏ cũng có thể bị thiếu hụt vitamin B12. Cụ thể là nếu trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin B12, bé thường có các biểu hiện bất thường như run mặt, khó bú, gặp các vấn đề về phản xạ, kích thích và các vấn đề về tăng trưởng nếu không được phát hiện và bổ sung kịp thời.
Thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể gây táo bón, chán ăn, sụt cân.
Thiếu hụt vitamin B12 cũng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
Liều lượng Vitamin B12 cơ thể cần
Trẻ nhỏ
Tùy theo độ tuổi, các mẹ có thể bổ sung vitamin B12 cho trẻ theo lượng gợi ý sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 0,4 microgam (mcg) mỗi ngày.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 0,5 mcg mỗi ngày.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 0,9 mcg mỗi ngày.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 1,2 mcg mỗi ngày.
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 1,8 mcg mỗi ngày.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: 2,4 mcg mỗi ngày.
Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ mang thai có nhu cầu vitamin B12 cao hơn so với người bình thường. Những bà mẹ thiếu B12 có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra thiếu B12 còn mang đến nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.
- Liều khuyến nghị vitamin B12 ở nhóm phụ nữ mang thai là 2,6 microgam/ngày và chúng hoàn toàn có thể được cung cấp đầy đủ thông qua chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu.
Phụ nữ cho con bú
- Thiếu vitamin B12 ở những bà mẹ đang cho con bú có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển ở trẻ. Liều khuyến nghị B12 cho nhóm phụ nữ đang cho con bú cao hơn nhóm phụ nữ mang thai một chút, với 2,8 microgam mỗi ngày.
Những người trên 50 tuổi
- Người cao tuổi dễ mắc phải tình trạng thiếu vitamin B12. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 62% những người trên 65 tuổi có nồng độ vitamin B12 trong máu thấp hơn mức bình thường.
- Khi cơ thể già đi, chúng tiết nhiều acid cũng như yếu tố nội tại dạ dày – cả hai đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin B12 của cơ thể. Do đó, Học viện Y khoa Mỹ khuyến cáo người trên 50 tuổi ngoài nguồn B12 được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày nên được bổ sung thêm loại vitamin này thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc uống vitamin B12 trực tiếp.
Người ăn chay hoặc trường chay
- Những người thực hiện chế độ ăn chay vẫn cần đảm bảo liều B12 khuyến nghị là 2.4 microgam/ngày mặc dù điều này khó thực hiện. Trong nghiên cứu về vitamin B12 ở người ăn chay cho thấy có tới 86,5% đối tượng nghiên cứu có hàm lượng B12 thấp hơn mức bình thường. Do đó bổ sung vitamin B12 ở nhóm đối tượng này là hết sức cần thiết.
Đối với những người cần tăng mức năng lượng trong khẩu phần ăn
- Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, những người suy dinh dưỡng hoặc thiếu năng lượng trường diễn do vitamin B12 nên uống 1 mg B12 mỗi ngày trong một tháng đầu, sau đó duy trì liều từ 125 – 250 microgam trong những tháng tiếp theo.
Lưu ý khi bổ sung Vitamin B12
Trong quá trình bổ sung B12 cần lưu ý một số tác dụng phụ:
- Tiêm vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng viêm da và mụn trứng cá.
- Vitamin B12 liều cao trên 1000 microgam có thể làm trầm trọng hơn các biến chứng ở những người mắc bệnh thận.
- Nồng độ B12 quá cao trong máu các bà mẹ mang thai hoặc cho con bú là nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Vitamin B12 là chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong nhiều hoạt động của cơ thể. Hầu hết mọi người đều có thể đáp ứng liều lượng này thông qua chế độ ăn hàng ngày, tuy nhiên với những người cao tuổi, người ăn trường chay hay những người rối loạn hấp thu B12 việc uống trực tiếp hoặc bổ sung loại vitamin này là rất cần thiết.
Để lại một câu trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.