Ngày nay, vì nhiều lý do mà người ta tìm đến thuốc an thần. Việc sử dụng thuốc an thần như một liều thuốc hỗ trợ có thể giúp người dùng từ từ lấy lại giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp không mong muốn đã uống quá liều thuốc ngủ, việc này đã đẫn tới nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe.

Uống thuốc ngủ quá liều

Uống thuốc ngủ quá nhiều dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe

Tìm hiểu thêm:

  1. Ăn gì để ngủ ngon?
  2. Thảo dược chữa mất ngủ
  3. Cách chữa mất ngủ tại nhà

Công dụng của thuốc ngủ

Khi mà các phương án khắc phục tình trạng mất ngủ như: Thay đổi cách sinh hoạt, ăn uống, tập luyện không còn đáp ứng được thì phương án dùng thuốc ngủ được chỉ định.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc ngủ có tác dụng hiệu quả giúp:

  • Rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ.
  • Tăng thời gian ngủ.
  • Giảm số lần một người thức dậy.
  • Có một giấc ngủ chất lượng hơn.

Thuốc ngủ hiện nay có rất nhiều loại. Thông, sẽ chia ra làm 2 nhóm là nhóm có tác dụng kéo dài như mephobarbital và gardenal hoặc nhóm có tác dụng ngắn như amobarbital và pentobarbital.

Các bác sĩ thường không khuyến khích dùng thuốc ngủ trong hơn 2 đến 3 tuần, vì chúng có thể hình thành thói quen và dẫn tới tình trạng nghiện thuốc vô cùng nguy hiểm. Liều lượng và thời gian uống thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán, tiền sử bệnh và tình trạng hiện tại của bạn.

Khi nào được xem là uống quá liều thuốc ngủ

Chúng ta sử dụng thuốc ngủ mục đích dễ dàng có một giấc ngủ chất lượng sau những ngày dài căng thẳng. Chính vì cảm giác thoải mái dễ chịu này khiến người bệnh thường có xu hướng lạm dụng thuốc ngủ. Khi không kiểm soát được bản thân có thể dẫn tới tình trạng uống thuốc ngủ quá liều. Uống thuốc ngủ quá liều là tình trạng sử dụng thuốc nhiều lần, lặp đi lặp lại hoặc uống với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. Mức độ nghiêm trọng trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ phụ thuộc vào thành phần, liều lượng của thuốc cũng như tình trạng thể chất và tiền sử dùng thuốc của người đó.

Biểu hiện của người uống thuốc ngủ quá liều

Những tác dụng mà thuốc ngủ mang lại cho bệnh nhân là điều không thể bàn cải. Nhưng một khi đã sử dụng sai chỉ định của bác sĩ, lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe. Một số biểu hiện của người lạm dụng thuốc ngủ, uống quá liều:

Trường hợp nhẹ

Khi bị ngộ độc thuốc ngủ nhẹ, người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu điển hình như:

  • Ngủ gà gật, lơ mơ
  • Thở đều, mạch rõ và đập đều
  • Có phản ứng ở da
  • Phản xạ đồng tử, gân bình thường hoặc có thể giảm
  • Chóng mặt, hoa mắt, đi đứng không vững
  • Rối loạn chức năng ngôn ngữ

Trường hợp nặng

Tình trạng này thường nguy hiểm hơn với nhiều biểu hiện nặng như:

  • Hôn mê nhẹ hoặc nặng
  • Khó thở, thở nông và chậm, thở khò khè
  • Ngứa họng, mũi, mờ mắt, ù tai
  • Loạn nhịp tim, mạch đập nhanh, tim đập không đều, huyết áp tụt hoặc không thể đo được huyết áp
  • Thân nhiệt hạ hoặc sốt cao, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi, đồng tử co lại và phản xạ với ánh sáng giảm, phản xạ ở cơ gân mất hẳn
  • Có biểu hiện của rối loạn ý thức
  • Tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa ra máu
  • Vô niệu.
Uống thuốc ngủ quá liều

Gọi trung tâm y tế ngay khi phát hiện người ngộ độc thuốc ngủ

Sự nguy hiểm khi uống thuốc ngủ quá liều

Theo các bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, ngộ độc thuốc ngủ nếu được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ tránh được nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi được thở máy, người bệnh có thể tỉnh lại.

Tuy nhiên, nếu không được cấp cứu sớm, thuốc ngủ ngấm dần vào cơ thể và làm tổn thương các cơ quan nội tạng, thậm chí có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hít sặc, suy hô hấp, loạn nhịp tim, trụy tim mạch, suy gan, thận, tế bào thần kinh bị tổn thương, …

Xử lý khi uống thuốc ngủ quá liều

Nhiệm vụ cấp thiết

  • Hỗ trợ chức năng sống cho người bị ngộ độc bao gồm chức năng hô hấp và tuần hoàn cùng với điều trị triệu chứng.
  • Giảm hấp thu chất độc và đẩy nhanh việc thải trừ độc tố, không để chất độc ngấm vào cơ thể.
  • Điều trị giải độc đặc hiệu.

Thực hiện các bước sau

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng ý thức của người bệnh. Để bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng tránh dặc đờm dãi vào phổi. Lập tức gọi sự trợ giúp từ những người xung quanh, đặc biệt cần gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.
  • Bước 2: Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của người bị ngộ độc bao gồm khả năng hô hấp và chức năng tuần hoàn. Nếu chức năng sinh tồn kém, cần hỗ trợ chức năng sống bằng kĩ thuật CPR (hồi sức tim phổi). Đối với trường hợp dấu hiệu sinh tồn ổn định, hãy đưa người bệnh ra một nơi an toàn và thoải mái.
  • Bước 3: Tiếp tục theo dõi dấu hiệu sinh tồn và hỗ trợ nếu cần thiết cho đến khi có nhân viên y tế tới.

Một số lưu ý khi sơ cứu người ngộ độc thuốc ngủ

  • Khi người bệnh còn ý thức, nhanh chóng thu thập thông tin từ người bệnh: Họ đã uống thuốc gì, thời gian uống, liều lượng uống cũng như tình trạng bất thường mà họ cảm nhận được.
  • Tuyệt đối không cố gắng gây nôn cho người bệnh trừ khi nhân viên y tế chỉ định qua điện thoại. Việc gây nôn không an toàn có thể dẫn đến những trường hợp sặc chất nôn và nghẹt thở. Nếu được chỉ định gây nôn, giữ lại chất nôn để cơ sở y tế có những biện pháp xác định và chẩn đoán để đưa ra phương án điều trị kịp thời.
  • Chỉ thực hiện gây nôn khi người bị ngộ độc còn trong trạng thái tỉnh.
  • Với những trường hợp người bị ngộ độc có dấu hiệu co giật, hoặc phụ nữ mang thai lớn, suy tim nặng thì không được gây nôn.
  • Không được gây nôn bằng cách nặn chanh hoặc bôi vôi vào người uống thuốc ngủ bị ngộ độc.
  • Giữ lại bao bì, đơn thuốc của người bệnh để trình bày lại với bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ

  • Chỉ uống thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ, trình bày rõ tiền sử thuốc cùng như tình trạng mất ngủ.
  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc, cẩn thận với các tác dụng phụ của thuốc ngủ. Sử dụng thuốc ngủ đúng thời gian, liều lượng.
  • Không di chuyển sau khi dùng thuốc ngủ.
  • Không uống thuốc ngủ với các chất kích thích.
  • Không dừng uống thuốc ngủ đột ngột.
  • Tránh những cảm giác tiêu cực dẫn đến căng thẳng và stress để giấc ngủ được cải thiện.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, hãy nói không được uống rượu – do rượu có thể làm người dùng thuốc bị ngộ độc.
  • Đối với các trường hợp đang bị mất ngủ và sử dụng thuốc thì không nên ăn quá no.
  • Đảm bảo không gian yên tĩnh thoáng mát thoải mái để có một giấc ngủ sâu hơn, không bị làm phiền.

Nguy hiểm do ngộ độc thuốc ngủ có thể xảy ra nếu không phát hiện người bị nạn để cấp cứu, xử trí kịp thời, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về sau. Khi phát hiện người bệnh bị ngộ độc dù ở thể nhẹ hay nặng, cần đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Leave a reply