Ung thư xương là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư. Bệnh tiến triển từ từ, triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường đến viện ở giai đoạn muộn. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, để lại nhiều biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Ung thư xương: nguyên nhân và cách điều trị
Ung thư xương

Ung thư xương là bệnh gì?

Ung thư xương (tiếng Anh là Bone Cancer) là bệnh xảy ra khi một khối u hoặc một khối mô bất thường hình thành trong xương. Đây là loại ung thư liên kết từ 3 loại tế bào: tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết của mô xương. Một khối u được đánh giá ác tính (ung thư) khi phát triển mạnh mẽ và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Tuy là bệnh lí hiếm gặp, chỉ < 1% trong tất cả bệnh lý ung thư nhưng bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, cho đến lứa tuổi thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 20 và trong giai đoạn xương phát triển mạnh.

Ung thư xương có thể bắt đầu ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất là xương chậu hoặc những xương dài ở cánh tay và chân.

Phân loại ung thư xương

Ung thư xương nguyên phát

Ung thư nguyên phát là loại bệnh nghiêm trọng nhất. Khối u ác tính hình thành trực tiếp trong xương hoặc mô xung quanh, chẳng hạn như sụn.

Đây là bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 1% các loại bệnh ung thư. Bệnh thường xảy ra nhất ở tuổi vị thành niên và người trẻ dưới 30 tuổi, nhưng khoảng 10% các trường hợp mắc ung thư phát triển ở những người trong độ tuổi 60 – 70. Những khối u xương thường xuất hiện ở xương tay, xương chân hoặc xương chậu.

Ung thư xương di căn (thứ phát)

Ung thư cũng có thể lây lan hoặc di căn từ phần khác của cơ thể đến xương của bạn. U xương ác tính thứ phát xuất hiện phổ biến hơn so với nguyên phát.

Ung thư thứ phát phổ biến bao gồm:

  • Đa u tủy (Multiple Myeloma): Là loại phổ biến nhất, đa u tủy xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trong tủy xương và gây ra các khối u ở các xương khác nhau. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Đây là bệnh có tiên lượng tốt nhất và nhiều người mắc bệnh này không cần điều trị.
  • Sarcoma xương (Osteogenic Sarcoma): Sarcoma xương, hoặc sarcoma tạo xương, thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Bệnh có xu hướng bắt nguồn từ đầu của các xương dài ở tay và chân. Ngoài ra, loại u xương  ác tính này cũng có thể bắt đầu ở hông, vai hoặc các vị trí khác. Nó ảnh hưởng đến mô cứng cung cấp lớp ngoài của xương.
  • Sarcoma sụn (Chondrosarcoma): Sarcoma sụn có thể xảy ra ở xương chậu, vùng đùi và vai của người lớn tuổi. Đây là loại ung thư nguyên phát phổ biến thứ hai liên quan đến xương. Nó hình thành trong mô dưới sụn, là mô liên kết cứng giữa xương của bạn.
  • Ewing’s Sarcoma: Ewing’s sarcoma là một loại ung thư hiếm gặp, bắt đầu từ các mô mềm bao quanh xương hoặc trực tiếp trong xương của trẻ em và thanh niên. Các xương dài của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay, chân và xương chậu thường bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương

Lý do chính xác gây ung thư xương chưa được khẳng định chắc chắn, nhưng một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư xương:

  • Khối u trong xương: Một số khối u lành tính ảnh hưởng đến xương có thể làm tăng khả năng phát triển thành ung thư xương.
  • Chấn thương ở xương: Những tác động hoặc va chạm mạnh từ bên ngoài như chấn thương khi chơi thể thao hay tai nạn giao thông,… không gây ra ung thư xương nhưng nó có thể giúp ta xác định được vị trí ung thư xương. Do xương bị ung thư dễ gãy do những chấn thương nhẹ.
  • Xạ trị, hóa trị ung thư khác: Khi một người phải tiếp xúc lâu dài với các tia bức xạ ion hóa mức độ cao trong xạ trị có thể gây ra những thay đổi trong tế bào. Các xương ở khu vực được điều trị xạ trị có khả năng phát triển thành ung thư.
  • Bệnh Paget: Bệnh Paget xương có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương ở những người trên 50 đến 60 tuổi. Đây là một tình trạng lành tính xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, trong đó một (hoặc nhiều) vùng xương trở nên hoạt động nhiều hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến bất thường trong xương và có nhiều khả năng gây gãy xương.
  • Di truyền: Một bệnh di truyền hiếm gặp được gọi là hội chứng Li-Fraumeni (do đột biến gen TP53) có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư xương cũng như một số loại ung thư khác. Nếu trong gia đình có người từng mắc ung thư xương, thế hệ sau cũng có khả năng bị ung thư xương. Ở những bệnh nhân có tiền sử mắc ung thư võng mạc cũng có nguy cơ bị ung thư xương.
Ung thư xương thằng gặp ở trẻ nhỏ, trẻ đang phát triển

Triệu chứng bệnh ung thư xương

Các triệu chứng thường được phát hiện theo từng giai đoạn phát triển của bệnh.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng không biểu hiện rõ rệt, người bệnh thường không chú ý và dễ bỏ qua như: đau mỏi chân tay, xương có cảm giác đau và vận động yếu hơn.

Khi khối u tiến triển lớn dần lên, các triệu chứng cũng thay đổi theo tốc độ phát triển của khối u. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Cảm giác đau xương tăng dần, đau liên tục, đau lan sang cả các vùng lân cận;
  • Vị trí đau xương có dấu hiệu sưng tấy
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, có thể kèm theo sốt nhẹ
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Xương dễ gãy
  • Sờ thấy khối hạch cứng, rắn chắc trong xương dài của các chi.

Khi khối u ung thư phát triển, người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng, nhưng đau là phổ biến nhất. Viêm khớp, loãng xương hoặc chấn thương có thể xảy ra nhiều triệu chứng. Nếu gặp một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên, người bệnh cần đi khám để thực hiện các phương pháp chẩn đoán chính xác, kịp thời phát hiện khối u và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

Bất kỳ những dấu hiệu đau mỏi, sưng tấy xương khớp nào cũng cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư.

Phương pháp điều trị bệnh

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, được đánh giá cụ thể theo các yếu tố: giai đoạn ung thư, tuổi tác, sức khỏe tổng thể, kích thước và vị trí của khối u.

Có 3 phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật: Bệnh nhân có thể được phẫu thuật loại bỏ các khối u hoặc mô bị ảnh hưởng. Mục đích của ca phẫu thuật là loại bỏ và thay thế phần xương bị hư hỏng. Phương pháp này giúp ngăn chặn ung thư lây lan nhanh chóng.
  • Hóa trị: Sử dụng hóa chất và thuốc đặc trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể được dùng để thu hẹp kích thước khối u để hỗ trợ cho việc phẫu thuật, hoặc được dùng để tiêu diệt những tế bào còn sót lại hậu phẫu thuật và phòng ngừa tái phát trở lại.
  • Xạ trị: Dùng tia phóng xạ được kiểm soát làm tổn thương, ngăn chặn sự phát triển và phá hủy tế bào ung thư.

Đối với ung thư ở xương, phẫu thuật đóng vai trò chính. Tuy nhiên, chiến lược phẫu thuật là điểm mấu chốt và quan trọng, không chỉ tác động đến việc điều trị ung thư mà còn ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ, tâm sinh lý và tổng thể là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gia đình.

Các chuyên gia có kinh nghiệm đã đưa ra những thứ tự ưu tiên trong điều trị như sau:

  • Thứ nhất là tính mạng bệnh nhân
  • Thứ hai là toàn vẹn chi thể
  • Thứ ba là chi thể có chức năng
  • Thứ tư là chi thể có chức năng và thẩm mỹ
  • Thứ năm là bệnh nhân hòa nhập xã hội bình thường, cả về tâm thần và xã hội.

Nếu ung thư xương được chẩn đoán sớm, nhất là ngay khi cha mẹ phát hiện được biểu hiện ung thư xương ở trẻ em, quá trình điều trị sẽ khả quan hơn, cải thiện được tiên lượng trong tương lai.

Leave a reply