Huyết áp là một trong những thông số đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Huyết áp thấp hay tình trạng tụt huyết áp đột ngột sẽ khiến chúng ta xây xẩm, choáng váng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tụt huyết áp
Tụt huyết áp có thể làm bạn hoa mắt chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu

Tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp là khi đo thấy chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

Dấu hiệu của huyết áp giảm đột ngột là người bệnh sẽ có cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh; nặng hơn có thể là lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu và mất ý thức. Huyết áp giảm đột ngột làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu não và chết não, nguy hiểm đến tính mạng.

Khi đo huyết áp thấy huyết áp thấp dưới 90/60 mmHg thì phải có cách sơ cứu người bệnh nhanh chóng và đúng cách, trong trường hợp tình trạng bệnh nhân chuyển biến xấu cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

Những triệu chứng của tình trạng tụt huyết áp

Do huyết áp bị giảm đột ngột nên lưu lượng máu đi đến các cơ quan của cơ thể bị giảm, hậu quả là thiếu chất dinh dưỡng và oxy để hoạt động. Vì thế, người bị tụt huyết áp sẽ có các triệu chứng:

  • Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, đứng không vững, mất thăng bằng,… Đây là dấu hiệu phổ biến nhất do thiếu máu lên não.
  • Bủn rủn chân tay, cảm giác yếu và mệt.
  • Nhìn kém.
  • Da tái, lạnh chân tay.
  • Buồn nôn.
  • Khả năng tập trung kém.

Một số người bị tụt huyết áp có thể sẽ bị khó thở, đau ngực, ngất xỉu, co giật, vã mồ hôi, mạch nhanh yếu,… Nếu thấy biểu hiện này, cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

Tụt huyết áp ở mức độ nhẹ với triệu chứng hoa mắt, choáng váng, chóng mặt,… gây trở ngại đến công việc, học tập của người bệnh. Trường hợp nặng hơn nó có thể dẫn đến lú lẫn, mất ý thức,… vì não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận đủ oxy và máu để duy trì hoạt động. Đặc biệt, nếu không điều trị để kiểm soát và ổn định huyết áp, người bệnh có thể mắc bệnh tim và phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, tử vong.

Nguyên nhân gây ra tụt huyết áp

Huyết áp không giữ ổn định hay giữ cùng một chỉ số mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của chúng ta tại thời điểm đó.

Một trong các nguyên nhân gây tụt huyết áp là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị cao huyết áp, nhất là nhóm thuốc lợi tiểu. Vai trò của thuốc lợi tiểu là tăng cường thải nước ra ngoài cơ thể bằng con đường thải nước qua thận. Từ đó, thể tích dịch trong hệ thống tuần hoàn cũng giảm dần, làm giảm áp lực trong lòng mạch; từ đó sẽ giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều, bệnh nhân đi tiểu quá nhiều, tình trạng hao hụt nước trong lòng mạch quá mức sẽ gây tụt huyết áp. Ngoài ra, các nhóm thuốc dãn mạch trong điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây giảm huyết áp nếu điều trị liều cao, phối hợp nhiều nhóm thuốc.

Huyết áp cũng sẽ hạ thấp khi thể tích dịch tuần hoàn thuyên giảm. Đó là khi chúng ta bị mất nước do đổ mồ hôi quá nhiều, do tiêu chảy cấp, nôn ói hay do chảy máu ồ ạt. Người khỏe mạnh cũng có thể bị tụt huyết áp đột ngột sau khi tắm nước nóng, tắm hơi, xông hơi.

Người lớn tuổi hay người bị biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường nhiều năm dễ bị hạ huyết áp tư thế đứng, gây xây xẩm, chóng mặt khi chuyển tư thế đột ngột, đang nằm hoặc ngồi bỗng đột nhiên đứng dậy.

Một số trường hợp tụt huyết áp ít gặp hơn là do suy tim nặng, do nhịp tim quá nhanh hay do sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ.

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ

Cách xử lý khi bị tụt huyết áp

Sơ cứu người bị tụt huyết áp cần phải thực hiện nhanh chóng và đúng cách. Quá trình sơ cứu cần thực hiện theo các bước:

  • Đặt bệnh nhân ngồi hay nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê chân cao hơn so với đầu.
  • Cho bệnh nhân uống một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc,… hoặc thức ăn đậm muối sẽ giúp cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những thức ăn đồ uống như vậy thì cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để giúp kích thích nhịp tim, nâng chỉ số huyết áp tạm thời.
  • Có thể cho bệnh nhân ăn một chút socola, giúp bảo vệ thành mạch máu, giữ huyết áp ổn định hơn.
  • Nếu có thuốc điều trị huyết áp thấp do bác sĩ kê thì cho bệnh nhân uống.
  • Nếu tình trạng bệnh nhân được cải thiện, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy.
  • Nếu bệnh nhân không thấy đỡ hơn cần nhanh chóng đưa vào cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

Các phương pháp được áp dụng để điều trị và phòng bệnh

Đầu tiên, các bác sĩ hoặc y tá sẽ xác định liệu bệnh có phải được gây ra bởi bất kỳ loại thuốc mà bạn uống hay không. Nếu đúng như vậy, bác sĩ có thể đổi thuốc hoặc giảm liều lượng . Nếu bệnh biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp nhất dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và loại hạ huyết áp đang mắc phải, bạn có thể được điều trị bằng cách:

  • Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện vì natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
  • Uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp làm tăng thể tích máu và chống mất nước.
  • Mang vớ nén. Các loại vớ đàn hồi thường được sử dụng để giảm đau và sưng do giãn tĩnh mạch có thể giúp giảm lượng máu tụ ở chân.
  • Dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hạ huyết áp tư thế đứng. Ví dụ, thuốc fludrocortisone giúp tăng thể tích máu hoặc thuốc midodrine (Orvaten) để tăng mức huyết áp ở những người bị hạ huyết áp tư thế đứng mãn tính. Nó hoạt động bằng cách hạn chế khả năng giãn nở của mạch máu, làm tăng huyết áp.

Đề phòng tụt huyết áp như thế nào?

  • Nên ăn mặn hơn người bình thường, ăn nhiều chất dinh dưỡng, đủ bữa, đa dạng các loại vitamin; uống nhiều nước, giúp tăng thể tích máu và tránh sử dụng đồ uống có cồn.
  • Nên sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức hay thay đổi tư thế đột ngột. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao.
  • Nếu phải đi đứng nhiều, nên mang vớ áp lực để tránh máu dồn ứ ở chân tạo thuận lợi cho máu trở về tim.
  • Cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể càng làm huyết áp hạ thêm.
  • Bổ sung đầy đủ nước cũng như các chất điện giải cho cơ thể. Đồng thời, cần biết cách phân bố thời gian lao động hợp lý, tránh những giờ nắng gắt và xen kẽ khoảng giải lao để bồi đắp tuần hoàn, tránh thúc đẩy tế bào rơi vào tình trạng mất nước suy kiệt.

Nếu áp dụng các biện pháp trên mà huyết áp vẫn chưa trở về mức huyết áp bình thường hoặc trong trường hợp tụt huyết áp có đi kèm với chấn thương, mất máu thì phải đưa người bệnh vào cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Nên thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà để biết được tình trạng sức khỏe và có cách can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Tại hệ thống nhà thuốc Para Pharmacy bạn có thể tìm được các loại thuốc, máy đo huyết áp hay các dụng cụ y tế hỗ trợ điều trị bệnh. Đến đây, bạn có thể nhận được các lời khuyên về cách uống thuốc hay chăm sóc sức khỏe tùy theo thể trạng bệnh. Và hơn nữa đây là địa chỉ uy tín có bán đầy đủ các loại thuốc, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe dành cho bạn.

Thông tin, địa chỉ liên hệ nhà thuốc:

Hệ thống nhà thuốc Para Pharmacy

  • CN1: 354 Nguyễn văn Công, Phường 3, Gò Vấp, TPHCM
    Sđt: 0828 00 22 44
  • CN2: 114D Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM
    Sđt: 08 1900 6092
  • CN3: 180 Bắc Hải, Phường 6, Quận Tân Bình, TPHCM
    Sđt: 0818 00 22 44

Leave a reply