Bệnh tiểu đường không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ở trẻ em. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì?

Tiểu đường ở trẻ em

Thông tin chung về bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh về nội tiết tố. Tiểu đường hình thành khi quá trình tạo insulin xảy ra vấn đề, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa đường, gây rối loạn và dẫn đến hàm lượng đường trong cơ thể luôn tăng hơn mức bình thường.

Bệnh được chia thành 3 loại, tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường trong thời gian mang thai. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây suy thận, huyết áp và các bệnh lý về tim mạch.

Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 được ghi nhận ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 7 tuổi và giai đoạn dậy thì.

  • Tiểu đường type 1, ở loại này, tuyến tụy không không thể tạo insulin cho cơ thể, insulin có vai trò giúp chuyển hóa chất, cân bằng lượng đường trong cơ thể. Vì vậy khi xảy ra trình trạng này, dẫn đến hậu quả là lượng đường cao. Nguyên nhân hình thành type 1 do di truyền và môi trường. Từ đó dẫn đến những triệu chứng bên ngoài mà người bệnh và gia đình dễ dàng phát hiện.
  • Tiểu đường type 2, ở loại này thường gặp ở người già và một số ít ở trẻ em, tuyến tụy không đáp ứng được nhu cầu tạo insulin cho cơ thể và gây nên tình trạng rối loạn. Nguyên nhân hình thành bệnh do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động, không tập thể dục và béo phì.

Nguyên nhân khiến trẻ em bị tiểu đường

Tiểu đường ở trẻ xuất hiện bởi chế ăn uống chưa hợp lý, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, và đặc biệt là do yếu tố di truyền, trong quá trình mang thai, mẹ bị tiểu đường. Cụ thể như sau:

  • Yếu tố di truyền chiếm từ 10% đến 20% các trường hợp bệnh đái tháo đường ở trẻ. Việc tạo insulin bị ảnh hưởng khiến lượng đường trong máu không được điều hòa và hình thành bệnh.
  • Thường trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ có nguy cơ bị tiểu đường cao. Nếu mẹ mắc tiểu đường trong thời kỳ này, bé cũng có thể bị tiểu đường ngay khi sinh ra. Vì vậy, các mẹ cần có biện pháp phòng tránh bệnh trong thời gian mang thai cũng như phát hiện sớm nếu không may mắc phải để không tác động đến con.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh, khi trẻ em ngày càng thích ăn những thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán quá nhiều, nước uống có ga,… Điều này không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ngoài ra, còn có thể nạp vào cơ thể những chất không tốt.
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học, ăn uống nghỉ ngơi không đúng giờ giấc, lười vận động, không tập thể dục, ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate,… những điều này dẫn đến bệnh béo phì, lâu dần sẽ hình thành tiểu đường ở trẻ.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường ở trẻ em

Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều

Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường trẻ em. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ rất nhanh khát, uống nhiều nước và đi tiểu liên tục. Nguyên nhân là do đường bị tích tụ nhiều trong máu khiến thận phải làm việc liên tục ở cường độ cao để có thể lọc và hấp thụ hết lượng đường bị dư thừa.

Đến khi thận không còn khả năng để hoàn thành quá trình này, lượng đường dư thừa trong máu sẽ được bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu. Khi đó, nước tiểu của trẻ có thể bị máu hoặc các dịch tế bào. Trẻ bị tiểu đường sẽ uống đi tiểu thường xuyên dẫn đến mất nước. Khi đó trẻ sẽ uống rất nhiều nước để bù vào lượng nước bị mất đi và càng đi tiểu nhiều hơn.

Thường xuyên cảm thấy đói

Đái tháo đường trẻ em gây những cơn cơn đói dữ dội, kéo dài thậm chí ngay sau khi vừa mới ăn xong. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong các mô giảm mạnh và cạn kiệt năng lượng.

Thường xuyên mệt mỏi

Khi bị tiểu đường, trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó, lý do chủ yếu là việc tiểu tiện liên tục khiến các tế bào bị cạn kiệt năng lượng, giảm khả năng hoạt động của cơ thể.

Sút cân bất thường

Đái tháo đường trẻ em khiến trẻ bị mất nhiều năng lượng do đường bị thải ra ngoài cùng nước tiểu. Trẻ sẽ ăn nhiều hơn bình thường để giảm cơn đói nhưng các mô không được nhận năng lượng từ đường có trong thức ăn. Khi đó, các mô bắt buộc phải lấy năng lượng từ những mô mỡ đã được tích lũy trước đó. Do đó, nếu thấy trẻ bị sút cân bất thường, cha mẹ cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của đái tháo đường.

Mắt nhìn mờ

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ rút dịch từ các mô trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh tiêu cự của trẻ. Nếu không điều trị đái tháo đường sớm có thể dẫn đến hình thành những mạch máu mới ở võng mạc và tổn thương các mạch máu ở đây. Thời gian đầu, đái tháo đường chưa ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây mất thị lực và mù lòa.

Triệu chứng khác

Các dấu hiệu như co giật, hôn mê, lơ mơ, thở nhanh, nhiễm trùng, đau bụng, mất tri giác thường xuất hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Biến chứng của bệnh đái tháo đường như thế nào?

Theo thời gian, các biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan chính trong cơ thể bạn, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Duy trì mức đường huyết bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc nhiều biến chứng.

  • Bệnh thận: Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ giúp lọc chất thải từ máu của bạn. Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh vi này. Tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục, phải lọc máu hoặc ghép thận.
  • Tổn thương mắt: Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc đái tháo đường), có khả năng gây mù lòa. Bệnh đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Tình trạng da và miệng: Bệnh đái tháo đường có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng da và miệng hơn, bao gồm cả nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Bệnh nướu răng và khô miệng cũng có nhiều khả năng xảy ra hơn.
  • Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh). Lượng đường dư thừa có thể làm tổn thương thành của các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng các dây thần kinh của bạn, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau, thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên.
  • Bệnh tim và mạch máu. Bệnh đái tháo đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh mạch vành với đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ, hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và huyết áp cao.
Hạn chế những vết trầy xước trên cơ thể trẻ

Điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em

Đái tháo đường type 1

Một số vấn đề chủ yếu trong điều trị bệnh đái tháo đường type 1

  • Điều trị bằng Insulin: Cần bổ sung lượng Insulin mà cơ thể không sản xuất ra được. Insulin cần phải được tiêm vào lớp mỡ dưới da (gọi là tiêm dưới da)
  • Chế độ ăn: Một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ tinh bột (carbohydrate) là cần thiết với lượng insulin tiêm vào cơ thể.
  • Tập thể dục: Tập thể dục và vận động là yếu tố cấu thành lối sống khoẻ mạnh. Điều quan trọng là phải hiểu tập thể dục có ảnh hưởng thế nào đến bệnh Đái tháo đường.
  • Tìm hiểu và học hỏi: Có rất nhiều điều cần biết về bệnh đái tháo đường để có thể kiểm soát tốt về bệnh. Đây là một quá trình lâu dài.

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm cho bệnh tiểu đường, sữa tiểu đường tại đây!

Đái tháo đường type 2

  • Thay đổi lối sống lành mạnh hơn bao gồm vận động nhiều hơn, tập luyện thường xuyên, chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Với những trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị béo phì cần đặt ra mục tiêu là duy trì cân nặng nhất định hoặc tăng cân từ từ. Khi trẻ cao lên, cân nặng của trẻ sẽ phù hợp với chiều cao hơn. Một số bệnh nhân đái tháo đường type 2 vẫn mạnh khỏe nếu ăn uống điều độ, vận động và giảm cân, và có thể không cần đến biện pháp điều trị nào khác, ít nhất là trong một vài năm.
  • Nhìn chung, các bệnh nhân đái tháo đường vẫn cần phải có các biện pháp hỗ trợ khác như uống thuốc hoặc tiêm insulin hoặc cả hai.

Giải pháp giúp mau chóng hồi phục bệnh tiểu đường ở trẻ em

  • Trong thời gian chữa trị, trẻ nên chỉ uống nước lọc, không uống nước ngọt, nước có đường.
  • Các thực phẩm nên ăn bao gồm: rau, các loại thịt, hải sản đã qua chế biến kĩ, trái cây, sữa chua không đường, bơ đậu phộng, bánh mì, gạo, mì ống nguyên cám, chất béo không no (dầu oliu,…).
  • Luyện tập vừa sức, thường xuyên kiểm tra, đánh giá các biến chứng có nguy cơ xảy ra.
  • Tập thể dục và không căng thẳng, stress.

Thường xuyên cho trẻ khám sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em. Quá trình xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em khá đơn giản và nhanh chóng. Để xét nghiệm tiểu đường cho trẻ em, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đường huyết trong nước tiểu hay trong máu.

Đối với những trẻ đã bị mắc bệnh, cần giáo dục cho trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây hại như tránh để bị trầy xước, áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

Điều quan trọng là cha mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường sống bình thường như những đứa trẻ khác để trẻ được phát triển toàn diện. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh đái tháo đường trẻ em.

Leave a reply