Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, khi trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, li bì. Tiêu chảy gây nên hậu quả như suy dinh dưỡng, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy ở trẻ: nguyên nhân và cách điều trị
Tiêu chảy ở trẻ

Bệnh tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, mùi hôi tanh. Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc nhiều, nôn mửa… Số lần đi ngoài của trẻ bị tiêu chảy có thể gấp đôi so với trẻ bình thường. Bên cạnh đó, trẻ sẽ thường xuyên bị đau thắt bụng, khó ngủ, ủ rũ, kém hoạt động, biếng ăn, bỏ ăn…

Đặc điểm

Từ 1 – 3 tháng tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 2 lần/ngày. Một số trẻ chỉ đi tiêu 1 lần/tuần.

Khi được 2 tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 1 lần/ngày. Phân trẻ thường mềm, đóng khuôn. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có số lần đi tiêu khác nhau, có trẻ đi tiêu mỗi 2 ngày 1 lần.

Trẻ được xem là bị tiêu chảy khi trong phân có nhiều nước hơn bình thường, hoặc đi tiêu trên 3 lần/ngày.

Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng, và hầu hết các đợt tiêu chảy ở trẻ em sẽ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, chuột rút và thậm chí phát ban.

Tiêu chảy có 2 dạng:

  • Tiêu chảy cấp ở trẻ: Trẻ đi ngoài phân lỏng kéo dài dưới 14 ngày. Nguyên nhân thường do thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn hoặc do siêu vi.
  • Tiêu chảy mãn tính ở trẻ: Tiêu chảy kéo dài trong vài tuần. Tình trạng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do trẻ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng hội chứng ruột kích thích, hoặc không dung nạp hay dị ứng với thức ăn.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:

Nhiễm trùng đường ruột: Có nhiều loại vi trùng được xem là tác nhân khiến đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng. Chúng là:

Virus

  • Viêm dạ dày ruột do virus (thường được gọi là “cúm dạ dày”) là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Nó gây ra hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường kéo dài vài ngày, và bệnh nhi (đặc biệt là trẻ sơ sinh) dễ bị mất nước do không bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể.
  • Rotavirus (thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) cũng có thể gây tiêu chảy. Các đợt bùng phát bệnh phổ biến hơn vào mùa đông và đầu xuân. Đáng mừng là vaccine rotavirus có khả năng bảo vệ trẻ khỏi loại virus này.
  • Một loại virus đường ruột khác cũng chực chờ tấn công hệ tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, đó là Enterovirus. Loài này sinh sôi quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất trong những tháng mùa hè.

Vi khuẩn

  • Nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ em, chẳng hạn như E. coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella… Chúng thường xâm nhập hệ tiêu hóa sau khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, khiến trẻ đi ngoài phân lỏng và nôn mửa trong vòng vài giờ sau khi bị nhiễm.

Ký sinh trùng

  • Các loại ký sinh trùng được xem là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em bao gồm giardiasis và cryptosporidiosis.

Một số nguyên nhân khác do:

  • Có chế độ ăn nhiều đường (ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước trái cây đóng hộp…)
  • Dị ứng thực phẩm
  • Không dung nạp lactose, fructose hoặc sucrose
  • Đang bị các vấn đề về ruột như bệnh celiac, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng…
  • Thường xuyên cho trẻ ăn uống bên ngoài, đồ ăn không hợp vệ sinh.
  • Bú bình không đảm bảo vệ sinh.
  • Nguồn nước không đảm bảo.
  • Dụng cụ hoặc khâu chế biến thiếu sạch sẽ, nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
  • Quá trình vệ sinh cho trẻ chưa đúng cách.
  • Thói quen không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc trước khi chế biến thức ăn.

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ em

Biểu hiện thường thấy đầu tiên ở những trẻ bị tiêu chảy là những cơn đau bụng quặn thắt, sau đó là đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều ngày (trung bình từ 3 – 5 ngày). Ngoài ra, trẻ còn gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Buồn nôn (cảm giác khó chịu trước khi nôn)
  • Nôn nhiều lần
  • Sụt cân
  • Mất nước.

Những biến chứng của bệnh tiêu chảy

Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy vừa hoặc nặng sẽ khiến trẻ mất nước nghiêm trọng. Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể gây ra co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Những biểu hiện cho thấy trẻ bị mất nước nghiêm trọng là:

  • Chóng mặt và choáng váng
  • Miệng khô
  • Không đi tiểu trong vòng 4 – 6 giờ ở trẻ nhỏ hoặc 6 – 8 giờ ở trẻ lớn
  • Nước tiểu vàng sẫm
  • Mắt sâu hơn bình thường
  • Ít hoặc không có nước mắt khi khóc
  • Da khô mát.

Ngoài hiện tượng mất nước, trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn dẫn tới biến chứng chán ăn, bỏ ăn, dần dần suy dinh dưỡng và kiệt sức.

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ – trung bình 3 – 5 triệu trẻ/năm. Tiêu chảy còn có thể gây suy dinh dưỡng và nhiễm trùng, gây tốn kém về kinh tế cho nhiều gia đình.

Bổ sung men vi sinh từ Biogaia

Điều trị tiêu chảy ở trẻ

  • Bù nước: là việc làm quan trọng nhất. Các loại dung dịch bù nước có thể kể đến bao gồm dung dịch orezol, nước muối đường, nước cháo muối, nước dừa muối. Cho trẻ uống chậm, từng ngụm nhỏ.
  • Chế độ ăn uống: Tiếp tục bú sữa mẹ nếu trẻ đang bú. Hạn chế ăn rau, uống nước ngọt, cam vắt. Các thức ăn nấu cho trẻ cần được nấu kỹ, nhuyễn, chia thành nhiều lần trong ngày.
  • Các thuốc hỗ trợ: Thuốc hạ sốt, kháng sinh, men vi sinh.

Khi thấy trẻ xuất hiệu các triệu chứng tiêu chảy, bạn cần:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: nước lọc, nước ép nguyên chất, cháo, súp, nước dừa… 
  • Cho trẻ ăn ít nhất 6 bữa/ngày. Nếu trẻ ói, ngưng 10 phút, sau đó ăn/uống chậm lại.
  • Không tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ.
  • Cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế để chẩn đoán nguyên nhân gây tiêu chảy và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Theo dõi các dấu hiệu nghiêm trọng để đưa trẻ đi khám ngay.

Probiotics là một loại vi khuẩn tốt sống trong ruột. Chúng đã được chứng minh là có lợi đối với người bệnh tiêu chảy. Bạn có thể cho bé ăn sữa chua, súp miso, buttermilk (sữa lên men)… để bổ sung probiotics cho hệ tiêu hóa.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ tại: Probiotics

Cách phòng ngừa tiêu chảy

  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ có nhiều chất mà sữa công thức không có, giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh lý và tình trạng nhiễm trùng. Chuyên gia khuyến nghị mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì ít nhất đến năm trẻ 1 tuổi. 
  • Không nên cho trẻ ăn quá sớm, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 4 – 5 tháng tuổi, nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng tuổi.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, rửa tay trước khi ăn, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi (không ăn rau sống, uống nước lã, không ăn thức ăn ôi thiu, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh).
  • Vệ sinh nhà tiêu sạch sẽ
  • Hạn chế lây lan mầm bệnh bằng cách không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng.
  • Tránh cho trẻ dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, nếu không thật sự cần thiết.
  • Cho trẻ tiêm vắc xin ngừa virus rota. 

Leave a reply