Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Một số biểu hiện khi bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đi phân lỏng hoặc tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu,… Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào? Dùng thuốc gì để điều trị rối loạn tiêu hóa?

Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa
Thuốc Berberin điều trị rối loạn tiêu hóa

Bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng bất thường ở hệ tiêu hóa, biểu hiện với nhiều chứng khác nhau gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bị. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Rối loạn tiêu hóa chính là hậu quả của một số nguyên nhân nhất định. Bệnh này cần phải có cách điều trị kịp thời và không nên để tình trạng bệnh kéo dài. Khi đó, người bệnh dễ mắc phải các bệnh liên quan đến tiêu hóa và điển hình là ung thư đường ruột. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như:

  • Viêm đại tràng: Đây là nguyên nhân đầu tiên gây nên triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, viêm đại tràng  có thể nên hội chứng ruột kích ứng do lỵ amip, shigella,….
  • Một số bệnh về dạ dày: Các bệnh liên quan đến dạ dày đều gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Một số bệnh điển hình như viêm loét dạ dày, tá tràng,….
  • Chế độ ăn uống: Một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa đó là ăn uống không khoa học, không đúng bữa. Ngoài ra, khi nạp những thức ăn, đồ uống không hợp vệ sinh cũng có thể gây rối loạn quá trình tiêu hóa.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có thể vô tình làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em.

Một số triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa được thể hiện ở nhiều triệu chứng khác nhau. Bệnh có thể xảy ra đồng thời nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên cũng có thể chỉ ảnh hưởng tới một bộ phận nhất định nào đó. Các triệu chứng thường gặp như :

  • Chướng bụng: Khi người bệnh bị chướng bụng sẽ cảm thấy vùng bụng căng và khó chịu, nhất là khi ăn xong. Do thức ăn không được tiêu hóa hết và đọng lại trong ống tiêu hóa dẫn đến tình trạng chướng bụng.
  • Ợ nóng, ợ hơi: Xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng là do người bệnh đang bị rối loạn dạ dày và tá tràng. Nếu bạn gặp triệu chứng này rất có khả năng bạn đã gặp vấn đề về tiêu hóa.
  • Bụng đau âm ỉ: Hầu hết rối loạn tiêu hóa đều kèm theo những cơn đau bụng. Các cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày hoặc vùng bụng dưới. Bụng sẽ càng đau hơn sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chưa hay bị ngộ độc thực phẩm.

Điều trị rối loạn tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn và nước uống là tác nhân dễ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Vì thế, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ quá cay nóng, quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân tiêu chảy mạn tính không nên ăn nhiều thức ăn giàu xơ. Người bệnh nên được bổ sung men tiêu hóa và các loại thức uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.

Sử dụng thuốc

Bạn có thể sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Vì thế bạn cần đến khám và nhờ bác sĩ kê đơn điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng.

Điều trị tại bệnh viện

Các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch nếu bị mất nước do nôn, tiêu chảy. Các trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Dùng thuốc Tây để điều trị rối loạn tiêu hóa có ưu điểm lớn là cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên, thuốc tây cũng là một con dao hai lưỡi bởi nó thường kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc tiêu hóa nào bạn nên cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa:

Domperidon

  • Là thuốc có tác dụng tăng áp lực cơ thắt dưới, hỗ trợ tăng co bóp dạ dày giúp chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Domperidon thường được dùng khi buồn nôn, khó tiêu, trào ngược dạ dày….

Neopeptine

  • Là men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm cảm giác chướng hơi đầy bụng.

Maalox

  • Là thuốc được dùng khi đầy bụng, khó tiêu có kèm theo ợ chua do thừa dịch vị axit. Thuốc có tác dụng kháng axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, niêm mạc thực quản;

Metoclopramide

  • Thuốc giúp hạn chế cảm giác buồn nôn, chống trào ngược dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Cylovanon

  • Là thuốc được chỉ định dùng khi chướng bụng, ợ hơi, táo bón. Ngoài ra Cylovanon cũng có tác dụng lợi mật.
Neopeptine nhỏ giọt hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Trong trường hợp tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng

Khi bị rối loạn tiêu hóa nặng, người bệnh có thể đi ngoài phân lỏng hoặc thậm chí là đi ngoài nhiều nước (tiêu chảy). Một số loại thuốc hỗ trợ tình trạng này bao gồm:

Berberin

  • Với thành phần chiết xuất từ cây hoàng đằng, Berberin được xem là 1 loại kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột, giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy. Ngoài ra thuốc còn kích thích tăng tiết mật, giúp tiêu hóa tốt hơn;

Oresol

  • Là dung dịch bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy kéo dài. Lưu ý: Oresol cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì để đạt hiệu quả tối đa;

Loperamid

  • Đây là loại thuốc chỉ định để cầm tiêu chảy khi các triệu chứng tiêu chảy kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

Những cách điều trị đơn giản nhưng hiệu quả

Ngoài việc dùng thuốc tân dược để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính, chúng ta có thể dùng một số loại cây để phòng căn bệnh này.

Trong ruột của chúng ta luôn có vi khuẩn, chúng rất quan trọng và không thể thiếu đối với hệ thống tiêu hóa của mỗi người: đó chính là môi trường sống trong ruột. Khi môi trường sống này bị tổn thương, nó sẽ gây ra bệnh tiêu chảy.

Ngoài những loại thuốc điều trị bạn có thể mua được ở cửa hàng thuốc tân dược, bạn có thể điều trị bệnh này bằng cách ăn sữa chua. Ăn sữa chua đều đặn hàng ngày còn giúp chúng ta phòng được căn bệnh này.

Một số loại cây có thể giúp điều trị bệnh tiêu chảy: cây cúc cam hoặc gừng.

Uống nước của lá cây cúc cam hoặc củ gừng giúp chữa khỏi tiêu chảy. Ở các nước phương Tây, người dân thường đun vỏ cây sồi hoặc cây tầm ma để chữa bệnh tiêu chảy.

Bạn nên nhớ, với bất kỳ cách điều trị tiêu chảy nào thì người bệnh luôn cần được uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng.

Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa nói riêng và các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa nói chung, mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ sống khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Ăn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, hạn chế các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
  • Đối với người thường xuyên táo bón, cần bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn.
  • Bổ sung men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột.
  • Tập thói quen đi vệ sinh khoa học, mỗi ngày đều nên đi vệ sinh 1 lần vào cùng một thời điểm.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý, thậm chí sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế, nếu có các dấu hiệu bất thường của quá trình tiêu hóa, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Leave a reply