Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể gây ra nhiều khó chịu trong đời sống hàng ngày. Ăn uống là một phần quan trọng của việc quản lý rối loạn tiêu hóa. Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Dưới đây là một số lời khuyên về cách ăn uống đúng cách để giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì
Chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh từ thực phẩm

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bệnh lý xảy ra khi đường tiêu hóa xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động. Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như: Đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, đi ngoài,… khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt.

Nguyên nhân gây ra bệnh

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc sử dụng đồ ăn không hợp vệ sinh, thức ăn ôi thiu; thói quen ăn nhiều đồ ngọt,… Lạm dụng rượu bia có thể làm chết một lượng lớn lợi khuẩn, gây loạn khuẩn đường ruột và hệ tiêu hóa rối loạn.
  • Bệnh đường tiêu hóa: Các bệnh lý viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng….sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất, gây nên hội chứng ruột kích thích.
  • Mất cân bằng vi sinh đường ruột
  • Stress kéo dài
  • Luyện tập quá sức
  • Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh

Rối loạn tiêu hóa có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên nhân bởi tình trạng này cho thấy cơ thể có thể đang phải đối mặt với một hoặc nhiều bệnh lý khác nhau, liên quan đến dạ dày, đại tràng, đường ruột… Trường hợp rối loạn do ăn uống cũng là nguyên nhân phổ biến, nhưng nếu không kiểm soát cũng rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sau (ngộ độc, viêm loét…).

Điều trị rối loạn tiêu hóa

Phương pháp điều trị rối loạn hệ tiêu hóa sẽ khác nhau tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, nguyên nhân gây bệnh… Tuy nhiên, nhìn chung, đối với trường hợp này, người bệnh có thể sẽ được khuyên thực hiện một số phương pháp sau:

  • Nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
  • Nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu và có lợi cho hệ tiêu hóa
  • Tránh các loại thực phẩm chứa dầu mỡ, gia vị, bơ sữa…
  • Dùng các loại thuốc không kê đơn để làm giảm triệu chứng, chẳng hạn như thuốc nhuận tràng, thuốc trị táo bón…
  • Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng buồn nôn, hỗ trợ bù nước (thậm chỉ sử dụng qua đường tĩnh mạch).

Trong đó, chế độ ăn uống là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệu quả. Vậy những thực phẩm nào hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cũng như giúp cho hệ tiêu hóa của chứng ta luôn khỏe mạnh.

Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Chuối

Chuối được biết đến như là 1 trong những loại quả rất tốt cho tiêu hóa. Trong chuối rất giàu kali đồng thời chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón vô cùng hiệu quả.

Quả bơ

Do thành phần chất xơ dồi dào và các chất béo không bão hòa, quả bơ giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa. Bên cạnh đó bơ còn có tác dụng chuyển beta-carotene thành vitamin A có tác dụng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa khắc phục rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Táo

Táo có chứa lượng chất xơ hòa tan dồi dào nêncó tác dụng cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra táo cũng chứa nhiều vitamin khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Do đó đây cũng là thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn.

Sữa chua

Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào cùng lượng lớn lợi khuẩn, sữa chua giúp cân bằng hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy và táo bón hiệu quả. Đây chính là thực phẩm mà người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn hàng ngày.

Khoai lang

Có chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao, giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng và ngăn ngừa các gốc tự do. Khoai lang giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và chống táo bón hiệu quả.

Đu đủ

Trong quả đu đủ có chứa enzyme papain – loại enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ các sợi protein, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất này. Bên cạnh đó, papain còn làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích.

Các loại rau

Rất giàu vitamin và chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm táo bón. Tuy nhiên, người bị rối loạn tiêu hóa cũng nên bổ sung lượng rau xanh vừa đủ, tránh ăn quá nhiều vì có thể gây dư thừa chất xơ. Một số loại rau xanh tốt cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa là: Các loại đậu, củ cải, măng tây, súp lơ xanh, bí đỏ, cà rốt,…

Hạt chia

Là nguồn chất xơ tuyệt vời. Khi đưa vào cơ thể, chất xơ trong hạt chia hình thành một chất giống gelatin trong dạ dày. Chất này làm việc giống như một prebiotic, hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Đồng thời, hàm lượng chất xơ dồi dào trong hạt chia cũng thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, giải quyết chứng táo bón.

Dứa

Là thực phẩm giàu chất xơ, giúp thúc đẩy sự hấp thu của protein trong cơ thể, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,… Người bệnh có thể ăn dứa trực tiếp hoặc uống nước ép dứa đều được.

Cá hồi

Hàm lượng axit béo Omega – 3 cao trong cá hồi giúp cơ thể giảm các triệu chứng viêm. Đồng thời, ở bệnh nhân viêm ruột, cá hồi có thể cải thiện triệu chứng không dung nạp thức ăn hoặc các rối loạn tiêu hóa khác.

Gừng

Gừng là loại gia vị quen thuộc, rất tốt cho sức khỏe. Với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, gừng hỗ trợ tốt trong việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, gừng còn giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, co thắt dạ dày,… để người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

Yến mạch

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành tính, tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, yến mạch còn có lượng chất xơ dồi dào, ngăn chặn tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giàu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Do đó, người bị rối loạn tiêu hóa nên thêm yến mạch vào thực đơn để cải thiện tình trạng này.

Món tái, sống nên hạn chế ăn để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn

Nên kiêng ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Các thực phẩm nên kiêng khi bị rối loạn tiêu hóa gồm:

  • Các món tái, sống, bảo quản lâu ngày: Các thực phẩm tái, sống, chưa được nấu chín kỹ có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại, khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng. Nên tránh ăn tiết canh, đồ tái, các món gỏi,…
  • Thực phẩm không rõ nguồn gốc
  • Rượu, bia và chất kích thíc
  • Trái cây có vị chua, nhiều axit
  • Hoa quả khô: Các loại hoa quả sấy khô có hàm lượng đường cao nên không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng: Thực phẩm nhiều chất béo như đồ chiên rán hoặc món xào thường gây gánh nặng cho đường ruột nên bạn cần tránh sử dụng chúng khi bị rối loạn tiêu hóa.

Ngoài việc chú ý nên kiêng gì, nên ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh còn cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo sử dụng nguồn thực phẩm sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Nên ăn uống điều độ, buổi sáng và trưa nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn nhẹ.
  • Chú ý ăn nhiều rau xanh và hoa quả, giảm bớt lượng thịt trong thực đơn.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 2 – 3 lít nước/ ngày). Có thể bổ sung nước khoáng – loại nước có nhiều kali và magie.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả như ổi, bưởi,…

Leave a reply