Mất ngủ, khó ngủ có thể do căng thẳng, du lịch, mệt mỏi, bệnh lý hoặc những gián đoạn tạm thời khác gây ra. Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ vào ban đêm, thức dậy với cảm giác mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày, bạn có thể đang gặp phải rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn

Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi chất lượng và thời gian giấc ngủ bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rất nhiều người từng gặp phải nhiều lần tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít, ngủ thức giấc,…

Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau. Các rối loạn giấc ngủ thường được phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, khả năng tác động đến tâm sinh lý của người bệnh và nhiều tiêu chí khác. Một số loại rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm:

  • Mất ngủ
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Hội chứng chân không yên (RLS)
  • Chứng ngủ rũ
  • Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)

Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, cụ thể gồm:

  • Căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, stress quá mức do áp lực về học tập, công việc, cuộc sống khiến người bệnh khó vào giấc, ngủ không ngon và hay mộng mị về đêm.
  • Ốm sốt, dị ứng, gặp tác dụng phụ của thuốc tây, gặp các vấn đề về hô hấp, hoặc mắc một số rối loạn thần kinh như tăng động giảm chú ý, co giật, động kinh,…
  • Người mắc bệnh tiểu đêm, tuần hoàn máu kém, thiếu máu não, suy nhược cơ thể, các bệnh lý gây đau mạn tính (viêm khớp, viêm ruột, đau cơ xơ hóa,…) khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn giấc ngủ

Ở mỗi người bệnh, rối loạn giấc ngủ sẽ có những biểu hiện khác nhau đôi chút, tuy nhiên nhìn chung đều có những triệu chứng sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ, hay trằn trọc, mộng mị, mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, kiệt sức, ngáp ngủ, ngủ gà gật vào ban ngày.
  • Thiếu tập trung chú ý trong mọi công việc, khả năng ghi nhớ kém.
  • Không thể giữ sự tỉnh táo khi phải ngồi yên, xem ti vi, đọc sách, làm việc,…
  • Lờ đờ, phản ứng chậm chạp trong mọi hoàn cảnh.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng, tức giận.
  • Cần sử dụng cà phê mỗi ngày để giữ sự tỉnh táo.
  • Tăng cân.
  • Trầm cảm.
  • Có hành vi bất thường khi ngủ.

Điều trị rối loạn giấc ngủ

Thư giãn tâm lý

Ở những người trẻ và có sức khỏe bình thường, rối loạn giấc ngủ không nghiêm trọng thường được cải thiện tốt với biện pháp thư giãn tâm lý này. Kể cả những người bị mất ngủ lâu năm, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng,… cũng giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.

Nên tạo thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm, ngủ đủ 7 – 8 giờ trong ngày. Trước khi đi ngủ nên dành 30 phút để thư giãn tinh thần, không nên suy nghĩ về công việc, học tập hay các vấn đề cuộc sống chưa giải quyết được trong thời gian chờ ngủ.

Vệ sinh giấc ngủ

Các biện pháp sau sẽ giúp giấc ngủ của bạn khỏe mạnh hơn bao gồm:

  • Ngủ và thức dậy đúng giờ hàng ngày.
  • Không ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Tập thể dục đều đặn vào buổi sáng.
  • Đi ngủ đúng giờ dù không có cảm giác buồn ngủ.
  • Không sử dụng các chất kích thích, nhất là cà phê, trà, rượu, thuốc lá,… vào buổi chiều và tối.
  • Không nên ăn quá no vào buổi tối.
  • Tạo điều kiện phòng ngủ thoáng mát, ít ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút.
  • Hạn chế kích thích tinh thần gây khó ngủ như: nghe nhạc quá to, xem phim hành động,…

Điều trị với thuốc

Bác sĩ có thể kê thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa rối loạn giấc ngủ,…

Tuy nhiên, thuốc luôn là “con dao hai lưỡi”, do đó, bên cạnh những lợi ích, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, rối loạn tâm thần, lú lẫn, trầm cảm, gây nghiện hoặc hội chứng cai thuốc,… Do vậy, người bệnh rối loạn giấc ngủ nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường thì nên trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp

Ngoài việc dùng thuốc tây điều trị căn nguyên, người bệnh rối loạn giấc ngủ nên dùng thêm sản phẩm thảo dược có tính an thần như lạc tiên, hạt sen, nhị sen, vông nem, bình vôi,… để tăng hiệu quả điều trị.

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất, nên chủ động điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển thành mạn tính. Nếu các biện pháp tự chăm sóc và cải thiện tại nhà không hiệu quả, bệnh nhân nên sớm đi thăm khám để được điều trị tốt hơn.

Leave a reply