Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng để não bộ hoạt động hiệu quả. Vậy nên bổ sung những loại vitamin để tăng cường chức năng não bộ?

Những loại Vitamin nào tốt cho não bộ?
Bổ sung Vitamin giúp não bộ hoạt động tối ưu hơn

Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với não bộ. Bổ sung đầy đủ vitamin và các dưỡng chất sẽ giúp não hoạt động mạnh mẽ, cải thiện hiệu suất tư duy, nhất là trong học tập và ghi nhớ.

Cụ thể, chuyên gia dinh dưỡng từ ĐH Harvard khẳng định vitamin B luôn được đưa vào danh sách giúp tăng cường sức khỏe não bộ, giữ cho não bộ luôn khỏe mạnh.

Các loại vitamin tốt cho não bộ

Vitamin nhóm B tốt cho hệ thần kinh

Hầu hết các vitamin nhóm B đều tham gia vào quá trình hình thành các coenzyme – thành phần đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, có ở màng tế bào các neuron thần kinh. Cụ thể:

Vitamin B1 (Thiamin)

Vitamin B1 là một tỏng những loại vitamin tốt cho thần kinh, được tìm thấy nhiều trong các mô não và dây thần kinh, đóng vai trò dẫn truyền các xung thần kinh. Nếu thiếu vitamin B1, con người dễ mắc các triệu chứng bệnh lý về thần kinh như mệt mỏi, thiếu tập trung, trầm cảm, mất định hướng, ảo giác hoặc tê tay, rối loạn trí nhớ. Bổ sung vitamin B1 giúp tăng hưng phấn ở người bị mệt mỏi, trầm cảm và giảm tình trạng quá khích ở những người đang bị kích thích. Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, mầm lúa mì, các loại đậu, tim hoặc gan động vật,…

Vitamin B3 (Niacin)

Loại vitamin nhóm B này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất để tạo ra năng lượng. Khi thiếu vitamin B3, cơ thể sẽ có những biểu hiện như viêm da, viêm lưỡi và các vấn đề ở hệ thống thần kinh như suy giảm trí nhớ, đau đầu,…

Vitamin B6 (Pyridoxin)

Là một trong các loại vitamin tốt cho não bộ, vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất đạm và chất béo, tham gia hoạt động của hệ miễn dịch cũng như quá trình tạo tế bào hồng cầu,… Nếu thiếu vitamin B6, người bệnh có thể bị các bệnh ở da và thần kinh như viêm da, khô môi, dễ bị kích thích thần kinh,… Trường hợp thiếu vitamin B6 nặng thì có thể gây viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu, co giật,… Vì vậy, mỗi người nên tích cực bổ sung vitamin B6 từ thực phẩm như thịt, gan, thận, mầm ngũ cốc, men bia,…

Vitamin B9 (Axit folic)

Đây là loại vitamin nhóm B có nhiều trong cải bó xôi, đậu lăng, măng tây,… Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các axit amin và quá trình hình thành mô thần kinh. Sự thiếu hụt vitamin B9 có thể gây ra nhiều vấn đề về phát triển ở trẻ em. Nếu bổ sung đủ vitamin B9, trí nhớ có thể được cải thiện (theo nghiên cứu trên chuột).

Vitamin B12 (Cobalamin)

Vitamin nhóm B này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các tế bào mới, đảm bảo hoạt động của các tế bào thần kinh, chuyển hóa axit béo và axit amin. Vitamin B12 có nhiều trong thịt cá, trứng, sữa, sò biển,… Nếu thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ bị mất ngủ, ngứa ran ở tay và chân, tăng nguy cơ mất trí nhớ và trầm cảm.

Vitamin E

Theo thời gian, tổn thương gốc tự do có thể ảnh hưởng đến trí não, dẫn đến suy giảm nhận thức. Vì vậy, việc sử dụng các chất chống oxy hóa như vitamin E có thể ngăn chặn các bệnh về trí nhớ, nhận thức bằng cách chống lại tác động của gốc tự do. Một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa vitamin E và trí nhớ cho thấy rằng:

  • Hàm lượng vitamin E trong máu cao có liên quan đến khả năng nhận thức tốt hơn. Vitamin này đồng thời có thể đóng vai trò quan trọng trong việc trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức liên quan đến lão hóa nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng.
  • Một nghiên cứu trên bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer mức độ nhẹ và trung bình cho thấy những người dùng 2.000 IU vitamin E mỗi ngày trong vòng hai năm có bệnh tiến triển chậm hơn 19% so với nhóm không dùng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu về vitamin E đều cho kết quả tích cực nên các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về mức độ hiệu quả của vitamin E với sức khỏe não bộ.

Viên uống bổ não Alpha Brain được nhiều người tin dùng

Vitamin A

Đây là vitamin thuộc nhóm tan trong dầu mỡ, chúng ta đều biết vai trò của vitamin đối với mắt, tăng cường miễn dich, tăng sức đề kháng, nhưng vitamin A còn đóng một vai trò quan trọng trong tế bào thần kinh nó thúc đẩy việc sản xuất các enzym giúp cho dẫn truyền thần kinh như dopamine, các thành phần hóa sinh cơ bản trong tâm trạng, trí nhớ để học tập. Vtamin A có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng, dầu cá, dạng tiền vitamin A là betacroten có nhiều trong các loại củ, quả màu vàng, đỏ: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ, chuối, cam và các loại rau xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền …

Vitamin C tốt cho não bộ

Vitamin C là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho nhiều hoạt động hằng ngày của cơ thể. Những tác dụng của vitamin C là:

  • Chống oxy hóa
  • Tổng hợp collagen, hormone tuyến giáp
  • Tham gia vào quá trình đông máu, chuyển hóa axit amin
  • Tăng đề kháng trước các bệnh nhiễm trùng
  • Tăng hấp thu các khoáng chất vi lượng (sắt, kẽm,…) – những vi chất dinh dưỡng cần thiết đối với hoạt động trí não.

Vitamin C cũng có nồng độ cao nhất trong não, đặc biệt là ở tuyến yên. Nó rất quan trọng trong quá trình tổng hợp dẫn truyền Dopamine và bảo vệ não chống lại tình trạng stress oxy hóa.

Vitamin D

Ánh nắng mặt trời sẽ chuyển đổi tiền vitamin D trong da thành vitamin D – một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát sự hoạt động của nhiều gen. Nếu thiếu vitamin D, người bệnh có thể gặp một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, mất trí nhớ hoặc mắc bệnh Parkinson, rối loạn tiền kinh nguyệt, ung thư,… Thiếu hụt vitamin D cũng làm suy giảm khả năng miễn dịch.

Vì vậy, mỗi người cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Nguồn vitamin D từ bữa ăn hằng ngày chỉ cung cấp được khoảng 10 – 20% nhu cầu của cơ thể do vitamin D có hàm lượng rất ít trong các thực phẩm như cá béo, bơ, mỡ động vật (được nuôi dưới điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời). Nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất là ánh sáng mặt trời (tiếp xúc với da – tiếp nhận bằng cách tắm nắng).

Bổ sung vitamin cho não từ các loại thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày (rau, củ, quả, dầu thực vật, cá và hải sản…) là việc làm cần thiết để nuôi dưỡng não bộ. Song trước khi bổ sung, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Thừa vitamin sẽ khiến bạn gặp phải nhiều hệ lụy khác.

Bên cạnh việc bổ sung vitamin cho não qua chế độ ăn uống, bạn còn có thể kích hoạt não bộ bằng nhiều cách khác.

  • Ngủ một giấc thật sâu
  • Luyện tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh và minh mẫn
  • Suy ngẫm để hiểu thấu đáo và thư giãn.

Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho não bộ cụ thể là các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thảo dược.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm tốt cho não bộ tại: Bổ não

Leave a reply