Chuẩn bị trước khi mang thai là việc làm cần thiết để con yêu sinh ra được phát triển toàn diện. Nhiều đôi vợ chồng mới, chưa có kinh nghiệm chuẩn bị một thai kỳ tốt để đón chào em bé khỏe mạnh. Vậy trước khi mang thai cần chuẩn bị những điều gì?

Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai

Tại sao cần chuẩn bị trước khi mang thai

Có nhiều yếu tố khiến em bé sinh ra không được khỏe mạnh trong đó có những ảnh hưởng từ trước khi mang thai. Những điều được kể đến dưới đây bạn hoàn toàn có thể khắc phục được trước khi mang thai để hành trình mẹ và bé được khỏe mạnh:

  • Do không làm kiểm tra sàng lọc trước sinh
  • Do mang thai khi đang mắc bệnh lý
  • Mang thai khi mắc các bệnh viêm nhiễm
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh
  • Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai chưa đầy đủ
  • Yếu tố môi trường như tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại…

Bạn có thể tránh được những trường hợp này với những danh mục dưới đây về những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai.

Điều cần chuẩn bị trước khi mang thai

Gặp bác sĩ, khám sức khỏe

Bạn nên hẹn gặp bác sĩ để kiểm tra tiền thai, xin tư vấn của bác sĩ về một số việc bạn nên thực hiện trước khi mang thai. Bác sĩ có thể hỏi các câu hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn và những người thân trong gia đình, sau đó yêu cầu bạn làm các xét nghiệm di truyền nếu cần thiết, hoặc nên bổ sung một số vi chất đặc biệt để tốt cho thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn một lối sống lành mạnh và những mũi tiêm phòng cần thiết, kiểm soát các tình trạng sức khoẻ trước đó như: Huyết áp cao, hen suyễn, tiểu đường… trước và trong suốt thai kỳ.

Các xét nghiệmbao gồm: hormone, xét nghiệm về trứng, tinh trùng và siêu âm khung chậu, xét nghiệm về nhiễm virus: rubella, Virus viêm gan B, C, giang mai.

  • Ở nữ: nên đi kiểm tra sức khỏe sau khi hết kinh nguyệt sau 3- 7 ngày, trong khoảng thời gian này không nên quan hệ tình dục. Đi kiểm tra vào buổi sáng, nên nhớ không ăn sáng, để bụng rỗng vì có một số hạng mục kiểm tra yêu cầu như vậy, đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng, lấy mẫu sạch sẽ cho vào lọ thủy tinh làm xét nghiệm.
  • Ở người nam: cũng giống nữ giới không nên ăn uống trước khi đi khám và không được quan hệ tình dục trước khi kiểm tra 3 ngày.

Đối với nam giới, xét nghiệm về chất lượng tinh trùng gồm hình thái, số lượng, khả năng chuyển động cũng như mật độ của tinh dịch.

Các xét nghiệm này cho bạn nhiều thông tin về việc liệu cơ thể của bạn có sẵn sàng cho việc thụ thai hay chưa và để phát hiện xem có thể có vấn đề gì không? Nếu bạn đã cố gắng một vài lần và có sẵn tất cả các xét nghiệm này bác sĩ sẽ kiểm tra sâu thêm.

Sàng lọc di truyền trước khi mang thai

Sàng lọc di truyền để biết được em bé sinh ra có bao nhiêu khả năng mắc bệnh di truyền nào hay không. Một số bệnh di truyền nghiêm trọng thường cần được kiểm tra bao gồm: Xơ nang, hồng cầu hình liềm, hoặc một số bệnh khác.

Sàng lọc di truyền có nhiều lợi ích, một số bệnh di truyền nếu được can thiệp sớm sẽ tốt cho bé. Hoặc mẹ có thể chọn phương pháp cấy phôi loại trừ gen đột biến di truyền trong trường hợp cần thiết. Sàng lọc di truyền là bước rất quan trọng để đảm bảo em bé của bạn sinh ra được khỏe mạnh.

Chuẩn bị tâm lý

Mang thai và sinh nở là một bước ngoặt quan trọng của đời người. Cuộc sống gia đình bạn sẽ dần thay đổi ngay từ khi sinh linh nhỏ bé chỉ còn là một bào thai. Khi bé sinh ra thì mọi thứ dường như đảo lộn.

Rất nhiều bạn trẻ đang quen với cuộc sống tự do tự tại, thoải mái không kịp thích ứng khi con xuất hiện. Thậm chí, nhiều cô gái bị “sốc” khi bế trên tay một sinh linh nhỏ bé mà không biết mình phải làm gì.

Theo một báo cáo trên tạp chí vov.vn, có đến 20% phụ nữ sau sinh trên thế giới mắc chứng trầm cảm. Con số đó ở Việt Nam là 33%. Trong đó, số người trầm buồn sau sinh (một dạng chẩn đoán trầm cảm nhưng chưa thực sự trầm cảm) chiếm đến 80%.

Nguyên nhân chính là do phần lớn cha mẹ đều chưa có sự chuẩn bị về mọi mặt nhất là tâm lý. Vì vậy, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng mang thai là bước đệm để vợ chồng hạnh phúc khi chào đón đứa trẻ đầu lòng.

Trầm cảm là vấn đề tâm lý thường gặp phải ở phụ nữ đang mang thai hoặc chăm con

Chuẩn bị tài chính

Khi bạn sinh con nghĩa là bạn phải chuẩn bị tăng gấp nhiều lần chi phí sinh hoạt hàng tháng. Sinh con cần một khoản tiền viện phí. Nuôi con cần tiền bỉm, tiền sữa, tiền quần áo, tiền thăm khám, tiền thuốc men cùng nhiều loại tiền phát sinh khác. Ngay cả khi bé con hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng đã có vô số loại chi phí rồi.

Mặt khác, vào thời kỳ thai sản thì trong gia đình đương nhiên mất đi nguồn thu nhập từ người mẹ. Vì vậy, để tránh rơi vào trường hợp “chạy ăn từng bữa”, chật vật gây ra xung đột thì cả hai vợ chồng phải có sự chuẩn bị tài chính trước khi mang thai.

Bổ sung axit folic

Bằng cách bổ sung 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng trước khi bạn thụ thai và trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn có thể giảm 50 đến 70% khả năng sinh con bị khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và một số dị tật bẩm sinh khác.

Bạn có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung axit folic ở hiệu thuốc, hoặc bạn có thể uống vitamin tổng hợp trước khi sinh thường xuyên. Ngoài ra, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng loại vitamin tổng hợp bạn dùng không chứa nhiều hơn mức cho phép hàng ngày là 770 mcg RAE (2,565 IU) vitamin A. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây ra dị tật bẩm sinh.

Từ bỏ uống rượu, hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân ở phụ nữ. Còn đối với nam giới, sử dụng thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm số lượng tinh trùng. Việc hút thuốc lá thụ động cũng mang lại những ảnh hưởng tương tự. Vì thế hãy cố gắng tránh xa khói thuốc lá thụ động.

Uống rượu vừa phải (một ly mỗi ngày đối với phụ nữ) được coi là tốt khi bạn đang cố gắng thụ thai, nhưng bạn cần lưu ý không nên uống quá nhiều. Khi bạn đã mang thai thì cần từ bỏ hoàn toàn việc uống rượu vì có thể gây hại cho thai nhi.

Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh

Bạn cần ăn ít nhất 2 cốc trái cây và rau mỗi ngày. Ngoài ra cần ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều canxi – như sữa, nước cam, bổ sung canxi và sữa chua. Ăn nhiều nguồn protein khác nhau, chẳng hạn như đậu, quả hạch, các sản phẩm từ đậu nành, thịt gia cầm. Duy trì chế độ ăn lành mạnh trước trong và sau thai kỳ là yếu tố quyết định đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bổ sung thêm vitamin tổng hợp tăng cường sức khỏe cho cả vợ cả chồng.

Tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế để bổ sung cho phù hợp.

  • Người chồng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm và vitamin E để tinh trùng khỏe mạnh.
  • Người vợ có thể bổ sung vitamin tổng hợp trước sinh, trong đó không thể thiếu thành phần Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Cần bổ sung ngay từ khi có ý định mang thai.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm bổ sung tại đây!

Tiêm vắc xin trước khi mang thai

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, trước khi mang thai, người mẹ nên được tiêm một số loại vắc – xin cần thiết để bảo vệ người phụ nữ và em bé sau này tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cúm, Sởi – quai bị-rubella, thủy đậu,…

Thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai lý và 3 tháng cuối. Đơn cử như rubella là bệnh truyền nhiễm có khả năng diễn biến phức tạp. Nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, bà bầu có thể bổ sung các mũi tiêm vắc – xin trong thai kỳ cần thiết theo tư vấn của bác sĩ sau khi thăm khám.

Kiến thức sinh sản

Chuẩn bị trước khi mang thai nên trang bị những kiến thức cơ bản như:

  • Phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
  • Phương pháp mang thai tự nhiên
  • Chăm sóc sức khỏe trong khi mang thai và sau khi sinh
  • Dinh dưỡng trong thai kỳ
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh.

Leave a reply

Tags: