Stress, căng thẳng là tình trạng thường gặp, tình trạng này có thể xuất hiện tạm thời hoặc kéo dài tùy thuộc vào những thay đổi trong cuộc sống. Trên thực tế, 70% người trưởng thành ở Hoa Kỳ nói rằng họ cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng hàng ngày. Vậy có cách nào đơn giản và hiệu quả để xả stress, giảm căng thẳng không?

Những cách xả Stress, giải tỏa căng thẳng hiệu quả
Đọc sách, nghe nhạc là cách xả Stress, giải tỏa căng thẳng hiệu quả

Stress là gì?

Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra như áp lực công việc, học tập, thi cử,…

Trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.

Stress có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và công việc. Tuy nhiên, nếu stress quá độ, diễn ra liên tục sẽ dẫn tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh.

Dấu hiệu stress phổ biến

  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Mệt mỏi.
  • Khó ngủ.
  • Khó tập trung.
  • Cáu gắt hoặc tức giận.
  • Hay quên.
  • Suy nghĩ tiêu cực.
  • Lo lắng hoặc kích động.
  • Lòng bàn tay thường xuyên ra mồ hôi.
  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
  • Nhịp tim tăng nhanh.

Những ảnh hưởng của stress tới cuộc sống

Stress khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn với các hoạt động trong cuộc sống, khó thư giãn và mất tập trung. Stress kéo dài có thể gây ảnh hưởng nhiều về mặt cảm xúc và tinh thần, bao gồm:

  • Tâm trạng luôn cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng.
  • Trầm cảm.
  • Thường hoảng loạn.
  • Cảm thấy buồn và tiêu cực.

Ngoài ra, stress cũng tác động đến sức khỏe người bệnh, gồm:

  • Đau và nhức mỏi.
  • Cảm giác tim đập nhanh, đau ngực.
  • Kiệt sức.
  • Khó ngủ.
  • Run rẩy, nhức đầu hoặc chóng mặt.
  • Tăng huyết áp.
  • Nghiến răng, căng cơ hàm.
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm.
  • Quan hệ tình dục khó khăn.

Stress mạn tính có thể khiến sức khỏe tệ hơn, người bệnh sẽ cố gắng kiểm soát stress bằng những chất kích thích hoặc các hoạt động không lành mạnh như:

  • Thường xuyên uống rượu, bia.
  • Bài bạc.
  • Ăn không kiểm soát.
  • Hút thuốc.
  • Giải tỏa tâm trạng bằng việc mua sắm, lướt mạng xã hội và quan hệ tình dục.
  • Sử dụng ma túy.

Cách xả stress hiệu quả

Kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống. Mất kiểm soát cảm xúc thuộc một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh stress và mệt mỏi. Người bệnh sẽ không thể làm gì để giải quyết vấn đề của mình, tình trạng stress của bản thân càng trở nên tệ hơn. Vì vậy, chính bạn cần kiểm soát cảm xúc hoặc đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để được khám và điều trị kịp thời.

Ghi nhận điều tích cực

Tìm kiếm và ghi nhận những điều tích cực xung quanh mình. Vào cuối ngày, bạn thử viết ra 3 chuyện tốt đã diễn ra trong ngày. Việc này sẽ tạo cho bạn cảm giác vui sướng, tự hào và sống tích cực hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe thể chất mà còn là cách giảm stress hiệu quả. Vì vậy, người bệnh hãy đặt mục tiêu tập thể dục 30 phút/ngày và thử sức một số loại hình thể thao như yoga, thể dục nhịp điệu, Thái Cực Quyền, cử tạ,… Đặc biệt, khi tập thể dục nhịp điệu cơ thể sẽ giải phóng endorphin giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tích cực hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Một số người bệnh cố gắng xả stress bằng cách dùng chất kích thích như rượu, bia, caffeine,.. hoặc ăn thật nhiều. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng cách này lâu dần sẽ khiến cơ thể càng stress hơn. Vì vậy, để giúp cơ thể xả stress, người bệnh hãy áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

Ngừng sử dụng thuốc lá và nicotin

Nicotin tưởng chừng như một liều thuốc xả stress. Tuy nhiên, thực tế chất này làm thể chất hưng phấn, lưu lượng máu giảm ảnh hưởng đến hơi thở và cơ thể stress hơn. Ngoài ra, thuốc lá và nicotin còn làm cơn đau mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu người bệnh stress kéo dài và đau nhức cơ thể, việc hút thuốc hay dùng các sản phẩm chứa nicotin cũng không giúp ích được gì cho cơ thể.

Kiểm soát cảm xúc của mình

Sử dụng thực phẩm chức năng

Một số chất bổ sung có khả năng giảm căng thẳng và lo lắng, nếu bạn đang trong tình trạng này, có thể giải quyết bằng cách bổ sung:

  • Lemon balm: Lemon balm là một giống lá thuộc họ bạc hà đã được nghiên cứu về tác dụng chống lo âu.
  • Axit béo omega-3: Một nghiên cứu cho thấy những sinh viên y khoa được bổ sung omega-3 đã giảm 20% các triệu chứng lo âu.
  • Ashwagandha: Ashwagandha là một loại thảo dược được sử dụng trong y học Ayurveda để điều trị căng thẳng và lo lắng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có hiệu quả trong điều trị.
  • Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách tăng mức serotonin.
  • Valerian: Rễ Valerian là một trợ giúp giấc ngủ phổ biến do tác dụng an thần của nó. Nó chứa axit valerenic, làm thay đổi thụ thể gamma-aminobutyric (GABA) để giảm lo lắng.
  • Kava kava: Kava kava là giống thuộc họ hồ tiêu. Được sử dụng lâu dài như một loại thuốc an thần ở Nam Thái Bình Dương, nó ngày càng được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và Mỹ để điều trị căng thẳng và lo lắng nhẹ.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc rất quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần. Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi, thư giãn, trẻ hóa và đảo ngược các tác động tiêu cực do stress gây ra. Người bệnh thường mất ngủ vì stress, lo lắng hoặc tác dụng phụ của thuốc. Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng, sự tập trung và hoạt động hàng ngày. Vì vậy, nếu không ngủ được, người bệnh hãy thử một số cách sau:

  • Lên lịch ngủ: ngủ và dậy vào đúng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
  • Đảm bảo giường, gối,…và môi trường xung quanh giúp cơ thể nằm thoải mái.
  • Giữ nơi ngủ tối và yên tĩnh.
  • Nghe nhạc thư giãn.
  • Hạn chế dùng các thiết bị điện tử như TV, máy tính và điện thoại trước khi ngủ.
  • Không tập thói quen dùng thuốc ngủ.
  • Tránh ăn quá nhiều hoặc món khó tiêu, caffeine và rượu trước khi ngủ.
  • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn 30 phút/ ngày, không tập trước khi ngủ 2 – 3 tiếng.

Hít thở sâu

Cơ thể mệt mỏi, khó chịu thường khiến bản thân mất kiểm soát bởi những hành vi, cảm xúc tiêu cực của mình và thường đưa ra những quyết định sai lầm. Do đó, để bản thân bình tĩnh hơn và giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng, hợp lý nhất thì việc hít thở thật sâu và đều đặn sẽ giúp cải thiện hiệu quả tâm lý. Giữ hơi thở và đếm từ một đến năm có tác dụng giúp cơ thể và tâm trạng cảm thấy thoải mái hơn.

Dành thời gian cho bạn bè và gia đình

Sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình có thể giúp bạn vượt qua thời gian căng thẳng. Việc tụ tập với bạn bè mang lại cho bạn cảm giác thân thuộc và giá trị bản thân, điều này có thể giúp bạn trong những thời điểm khó khăn.

Một nghiên cứu cho thấy, đối với phụ nữ nói riêng, dành thời gian cho bạn bè và trẻ em giúp giải phóng oxytocin, một loại thuốc giảm căng thẳng tự nhiên. Một nghiên cứu khác cho thấy đàn ông và phụ nữ có ít mối quan hệ xã hội nhất có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng.

Thưởng thức trà

Hãy từ từ nhấp từng ngụm trà và thưởng thức, nghe thật đơn giản nhưng lại hiệu quả không ngờ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thưởng thức trà có hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng và khai phóng tầm nhìn.

Lí do vì sao trà mang lại tác dụng như vậy hiện chưa rõ, nhưng mùi thơm, hương vị, nhiệt độ và các thành phần hoạt tính trong tách trà nóng có thể có những vai trò nhất định. Một số loại trà thảo mộc, chẳng hạn như trà hoa cúc, có khả năng làm giảm lo âu.

Tránh những thói quen không lành mạnh

Người bệnh hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá để xả stress. Các cách này chỉ giúp cơ thể xả stress tạm thời, sử dụng lâu dài có thể làm gia tăng mức độ stress.

Gặp bác sĩ tâm lý

Nếu bạn nhận thấy bản thân stress và không biết cách giải tỏa. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để được khám, tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân.

Leave a reply