Viêm ruột là một tình trạng mà ruột bị nhiễm trùng và khi nặng có thể bắt đầu bị hoại tử. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ sinh non, mặc dù trẻ đủ tháng cũng có thể bị viêm ruột. Bệnh có tỷ lệ gặp ở trẻ sơ sinh khá cao và đây là một tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể cần phải theo dõi, điều trị và phẫu thuật trong trường hợp khẩn cấp.

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm ruột ở trẻ em

Sinh non là yếu tố nguy cơ lớn nhất cho sự phát triển của bệnh viêm ruột hoại tử, bởi trẻ sinh nón có hệ đường ruột chưa trưởng thành. Giảm lưu lượng máu đến ruột cũng có thể đóng một vài trò trong sự phát triển của viêm ruột hoại tử…

Hình ảnh mô tả tình trạng viêm ruột hoại tử ở trẻ em.

Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm ruột, nhiễm trùng gây ra giảm hoặc ngừng nhu động để đẩy thức ăn và không khí qua ruột. Điều này làm cho bụng của bé trông chướng hoặc bị phồng lên. Sau khi được cho ăn, thức ăn sẽ lưu lại trong dạ dày của em bé dưới dạng dịch thừa. Cuối cùng, khi có đủ thức ăn và không khí bị mắc kẹt trong ruột, các quai ruột sẽ xuất hiện trên bụng của bé.

Bụng sẽ trở nên đau đớn và đổi màu, và em bé có thể bắt đầu ói mửa hoặc có thừa dịch mật. Máu có thể có trong phân của bé, và em bé có thể bắt đầu chướng khắp bụng và có lượng nước tiểu ít hơn. Em bé cũng có thể khó điều chỉnh nhiệt độ và có thể bắt đầu có triệu chứng ngưng thở hoặc nhịp tim chậm. Cuối cùng, ruột sẽ vỡ, gây nhiễm trùng lan rộng và suy hô hấp.

Khoảng 25% trẻ hồi phục từ bệnh viêm ruột hoại tử sẽ cần điều trị các vấn đề lâu dài. Trẻ sơ sinh được điều trị về mặt y khoa cho viêm ruột hoại tử có thể bị chậm phát triển, khó hấp thu chất dinh dưỡng và rắc rối với gan và túi mật.

Phòng ngừa và điều trị viêm ruột ở trẻ sơ sinh

Ngăn ngừa sinh non là cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm ruột hoại tử. Nếu bạn có nguy cơ sinh non, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những gì bạn có thể làm để giảm nguy cơ sinh non.

Sữa mẹ có chứa các yếu tố bảo vệ khuyến khích phát triển đường ruột tốt và có thể làm giảm lượng vi khuẩn có hại trong ruột. Trong một nghiên cứu, trẻ sơ sinh có nguồn thức ăn chứa ít nhất 50% sữa mẹ đã giảm 6 lần tỉ lệ mắc viêm ruột hoại tử.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, một số chủng lợi khuẩn được bổ sung ngay khi trẻ sinh ra , đặc biệt ở trẻ sinh mổ và trẻ sinh non có thể giúp hạn chế tình trạng viêm ruột ở trẻ.

Mô tả tác động của men vi sinh đối với bệnh lý viêm ruột ở trẻ.

Trong nghiên cứu ” Probiotics and Necrotizing Enterocolitis – Lợi khuẩn và Bệnh viêm ruột hoại tử ” của giáo sư Ravi Mangal Patel tại Khoa Nhi, Đại học Dược và Chăm sóc sức khỏe trẻ em Atlanta – Hoa Kỳ và cộng sự đã công bố vai trò của men vi sinh trong điều trị viêm ruột hoạt tử đó là:

Điều chỉnh các gen bảo vệ tế bào.

Điều hòa giảm biểu hiện gen tiền viêm.

Sản xuất butyrate và các axit béo chuỗi ngắn khác nuôi dưỡng các tế bào màu và giảm độ pH và sức căng oxy trong lòng ruột do đó ngăn chặn sự phát triển của Enterobacteriaceae gây bệnh (Phylum Proteobacteria).

Hỗ trợ sự trưởng thành và chức năng của rào cản.

Cạnh tranh với các vi khuẩn khác.

Điều hòa miễn dịch tế bào và cân bằng Th1: Th2.

Trong đó, các chủng lợi khuẩn được đánh giá là có hiệu quả trong Viêm ruột ở trẻ em đó là Lactobacillus Rhamnosus (với 3 nghiên cứu – 984 trẻ sử dụng) và Lactobacillus reuteri (2 nghiên cứu với 1150 trẻ sử dụng). Chế phẩm men vi sinh bao phim kết hợp cả 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus Rhanosus và Lactobacillus Reuteri đem lại hiệu quả đáng ghi nhận trong hỗ trợ điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ em.

Trong giai đoạn đầu, ngoài bổ sung men vi sinh với chủng lợi khuẩn phù hợp , cần ngừng cho ăn sữa để cho ruột nghỉ ngơi, cho kháng sinh điều trị nhiễm trùng và loại bỏ không khí khỏi dạ dày. Em bé sẽ được chụp X-quang thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh.

Nguồn: buona.vn.