Stress hay căng thẳng là phản ứng tự bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng stress xảy ra thường xuyên có thể ảnh đến sức khỏe bao gồm cả tình trạng ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ cả đêm. Vậy giải quyết tình trạng mất ngủ do stress như thế nào?

Mất ngủ - Stress cách xử trí

Tình trạng stress mất ngủ bào mòn sức khỏe của bạn

Mất ngủ là tình trạng thường gặp nhất. Một số nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp như: Do căn nguyên tâm lý, stress tâm lý khi người bệnh gặp thất bại trong công việc, tình cảm hoặc lo lắng về học tập và thi cử; sử dụng thuốc và chất kích thích (uống trà, cà phê), hoặc sử dụng các thuốc có chứa cafein, lợi tiểu. Những người mắc một số bệnh lý, như: suy tim, cường giáp, xẹp lún cột sống do loãng xương (thường xảy ra ở người lớn tuổi), gãy xương hoặc là tình trạng đau trong bệnh lý ung thư giai đoạn cuối… cũng thường bị mất ngủ.

Stress là gì?

Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra như áp lực công việc, học tập, thi cử,… Stress có thể giúp tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu stress quá độ, diễn ra liên tục sẽ dẫn tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mất ngủ, mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh.

Khi có biểu hiện tâm lý bất ổn hay làm việc quá sức cần nghỉ ngơi, thư giãn và học cách kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, có thể gặp các chuyên gia tâm lý để có thể được tư vấn, có biện pháp giải quyết những vấn đề đang phải đối mặt.

Mối liên hệ giữa stress và mất ngủ

Stress là một phản ứng đối với hoàn cảnh bất lợi và thử thách và là phản ứng thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng căng thẳng gây ảnh hưởng đến chúng ta về mặt cả thể chất lẫn tinh thần. Mức độ căng thẳng thích hợp có thể là động lực tích cực giúp chúng ta cố gắng hết sức, giữ cho sự tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, nếu căng thẳng, áp lực quá lớn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, căng thẳng và mất ngủ có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Khi bạn đang trải qua một cơn đau, có xu hướng lo lắng hoặc đang đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống, cơ thể bạn sẽ giải phóng nhiều hormone gây căng thẳng hơn bình thường và khiến bạn mất ngủ. Sự ảnh hưởng có tình tuần hoàn và kéo theo mất ngủ kéo dài.

Khi bị stress cơ thể người bệnh sẽ xảy ra  sự thay đổi về cảm xúc, từ những thất bại trong công việc, căng thẳng lo âu do những xung đột trong đời sống gia đình, xã hội cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ngủ.

Chúng ta thường tìm đến với bia rượu, caffeine để giải quyết vấn đề của bản thân nhưng những chất kích thích sẽ làm cho tình trạng căng thẳng trầm trọng hơn và chứng mất ngủ gia tăng. Trong một số trường hợp người bệnh thường tìm đến thuốc ngủ giải quyết vấn đề mất ngủ. Tuy nhiên điều này khiến hệ thần kinh bị suy yếu, tổn thương dễ làm cho stress càng trở nên nặng hơn.

Hậu quả của stress mất ngủ

Stress mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Mất ngủ kèm theo stress dễ dẫn đến suy kiệt cơ thể.

Những ảnh hưởng của stress mất ngủ:

  • Dẫn đến hiện tượng suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng: Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) khẳng định rằng stress là mối đe dọa lớn. Một giấc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể và trí não được tái tạo và phục hồi. Tuy nhiên khi bị stress cộng với mất ngủ sẽ khiến cơ thể suy nhược, kiệt quệ giảm sức đề kháng, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
  • Nguy cơ nhồi máu cơ tim: Người bị stress mất ngủ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn 6 lần người bình thường. Đây được coi là một trong những nguy cơ đặc biệt nguy hiểm của stress mất ngủ gây ra.
  • Tâm trạng dễ nổi cáu: Khi mất ngủ cùng với tâm trạng lo lắng, căng thẳng người bệnh dễ thay đổi cảm xúc, đặc biệt là việc nổi cáu dù bất cứ lý do gì.
  • Nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn trầm cảm, các chứng rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách. Hậu quả nghiêm trọng nhất của các bệnh tâm lý này là trầm cảm dẫn đến tự sát.
  • Nguy cơ mắc béo phì và các bệnh nguy hiểm khác liên quan đến vấn đề rối loạn ăn uống.
  • Nguy cơ mắc các vấn đề sinh lý như rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới đặc biệt là vấn đề bất lực, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tinh dục ở cả nam và nữ.
  • Nguy cơ mắc các vấn đề về da liễu và tóc như: Mụn trứng cá, bệnh vảy nến, á sừng, bệnh chàm, rụng tóc hoặc rụng tóc vĩnh viễn.
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa . Các nhà khoa học đã chứng minh đường ruột là bộ não thứ 2 của chúng ta.  Chúng có quan hệ chặt chẽ với chức năng của bộ não thông qua trục não ruột. Khi bộ bão bị căng thẳng mệt mỏi thì cũng gia tăng nguy cơ bị vấn đề về đường tiêu hóa và ngược lại. Một số vấn đề về tiêu hóa người bệnh có nguy cơ bị mắc khi bị stress phải kể đến như : Đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm ruột kích thích…

Những phương pháp giúp bạn giảm stress và ngủ ngon hơn

Một giấc ngủ ngon, sâu giúp bạn vượt qua những lo âu, áp lực. Có nhiều phương pháp giúp người bệnh ngủ sâu hơn và giảm những căng thẳng mệt mỏi. Dưới đây là những cách giải tỏa stress và cải thiện giấc ngủ hiệu quả:

  • Thiền
  • Thở sâu
  • Tập luyện thể dục thể thao
  • Tập đi ngủ và thức dậy đúng 1 trình tự nhất định
  • Ăn uống khoa học
  • Tạo một môi trường ngủ tốt
  • Hạn chế rượu và cafein
  • Tắm nước ấm
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ

Tình trạng stress mất ngủ kéo dài sẽ bào mòn sức khỏe của bạn. Bạn hãy tìm hiểu và loại bỏ các nguyên nhân khiến bạn bị stress cũng như mất ngủ. Không nên tự tìm tới các loại thuốc an thần, thuốc ngủ vì chúng sẽ đem lại nhiều hệ quả xấu về sau. Chỉ nên dùng khi bạn đã đi khám bác sĩ và được bác sĩ kê đơn.

 

Leave a reply