Huyết áp trung bình của mỗi độ tuổi là không giống nhau. Việc tìm hiểu về chỉ số huyết áp bình thường là bước đầu tiên trong việc bảo vệ sức khỏe trước các bệnh lý liên quan đến áp lực máu tác động lên thành mạch.

Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Đây được coi là một trong những dấu hiệu chính cho biết một cơ thể còn sống hay đã chết.

Việc đánh giá số đo huyết áp là cao, thấp hay bình thường phụ thuộc vào 2 chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu: tức áp suất trong động mạch khi tim đang đập, thường có giá trị cao hơn.
  • Huyết áp tâm trương: tức áp lực của máu đo được giữa 2 lần đập của tim (thường có giá trị thấp hơn).

Để đánh giá ý nghĩa bệnh lý của huyết áp, ngoài 2 chỉ số đã nêu còn phải căn cứ vào cách biệt giữa 2 chỉ số. Khoảng cách này càng rộng, hoặc càng hẹp chứng tỏ mức huyết áp càng không an toàn cho người bệnh.

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng huyết áp có thể lên xuống không ổn định tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh, cảm xúc khác nhau.

Huyết áp thường sẽ xuống thấp nhất từ 1-3 giờ sáng, trong khi đó huyết áp sẽ tăng cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Bên cạnh đó, khi bạn tham gia thể thao một cách gắng sức, tinh thần căng thẳng, hoặc đang trải qua xúc động mạnh đều có thể khiến huyết áp tăng lên. Trong khi đó, huyết áp sẽ hạ xuống khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.

Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Ở trạng thái bình thường, chỉ số huyết áp chuẩn ở mức:

  • Huyết áp tâm thu: từ 90 – 129 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: Từ 60 – 84 mmHg.

Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) thống nhất huyết áp ở người có Huyết áp bình thường và mức huyết áp an toàn cho tất cả mọi người là thấp hơn 120/80 mm/Hg.

Chỉ số huyết áp này có thể thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày, lên hoặc xuống tùy thể trạng từng người. Nếu chỉ số này quá cao hoặc quá thấp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe mà mỗi người không nên chủ quan.

Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi

Tùy theo từng độ tuổi, mà lại có mức chỉ số huyết áp an toàn khác nhau, nghĩa là chỉ số huyết áp bình thường khác nhau.

Do đó, hãy đối chiếu với thông tin các chỉ số huyết áp bình thường chuẩn theo từng độ tuổi dưới đây để đánh giá đúng sức khỏe và thể chất của mình.

Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi là:

Độ tuổi từ 15-19

  • Minimum-BP: 105/73 mm/Hg
  • BP Trung bình:117/77 mm/HG
  • BP tối đa: 120/81 mm/Hg

Độ tuổi từ 20-24

  • Minimum-BP: h108/75 mm/Hg
  • BP Trung bình: 120/79 mm/Hg
  • BP Tối đa: 132/83 mm/Hg

Độ tuổi từ 25-29

  • Minimum-BP: 109/76 mm/Hg
  • BP Trung bình 121/80 mm/Hg
  • BP tối đa 133/84 mm/Hg

Độ tuổi từ 30-34

  • Minimum-BP: 110/77 mm/Hg
  • BP trung bình: 122/81 mm/Hg
  • BP tối đa: 134/85 mm/Hg

Độ tuổi 35-39

  • Minimum-BP: 111/78 mm/Hg
  • BP trung bình: 123/82 mm/Hg
  • BP tối đa: 135/86 mm/Hg

Độ tuổi từ 40-44

  • Minimum-BP: 112/79 mm/Hg
  • BP trung bình: 125/83 mm/Hg
  • BP tối đa: 137/87 mm/Hg

Độ tuổi từ 45-49

  • Minimum-BP: 115/80 mm/Hg
  • BP trung bình: 127/64 mm/Hg
  • BP tối đa: 139/88 mm/Hg

Độ tuổi từ 50-54

  • Minimum-BP: 116/81 mm/Hg
  • BP trung bình 129/85 mm/Hg
  • BP tối đa : 142/89 mm/Hg

Độ tuổi từ 55-59

  • Minimum-BP: 118/82 mm/Hg
  • BP trung bình 131/86 mm/Hg
  • BP tối đa: 144/90 mm/Hg

Độ tuổi từ 60-64

  • Minimum-BP: 121/83 mm/Hg
  • BP trung bình 134/87 mm/Hg
  • BP tối đa: 147/91 mm/Hg

Với chỉ số huyết áp bình thường theo từng độ tuổi này, khi chúng ta dùng máy đo huyết áp thì nếu so sánh, người nào chỉ số huyết áp tăng cao hoặc thấp hơn mức chuẩn thì nên thận trọng hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình. Chỉ số huyết áp cao, thấp nhẹ có thể khắc phục sớm, tránh tình trạng cao huyết áp, hạ huyết áp.

Các bệnh lý về huyết áp

Dựa trên chỉ số huyết áp chuẩn, có thể thấy rõ ràng được sự tăng giảm của huyết áp trong một thời điểm nào đó. Các bệnh lý về huyết áp thường gặp là:

Huyết áp thấp

Khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Khi chỉ số huyết áp thấp hơn mức bình thường chuẩn sẽ dẫn đến hình trạng máu không đủ cung cấp cho các cơ quan hoạt động, nhất là những cơ quan ở xa tim như não. Từ đó dễ dẫn đến biểu hiện hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu,… 

Huyết áp cao

Huyết áp cao là căn bệnh khiến cho rất nhiều người mất đi khả năng lao động, bại liệt, tàn phế suốt đời. Huyết áp cao được tính theo các thang bậc theo chỉ số:

  • Huyết áp bình thường cao: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85-89 mmHg.
  • Cao huyết áp độ 1: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg.
  • Cao huyết áp độ 2: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100-109 mmHg.
  • Cao huyết áp độ 3: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90mmHg.

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp chuẩn

Chỉ số huyết áp chuẩn của mỗi người luôn có sự thay đổi theo thời điểm nhất định. Tuy nhiên, cần lưu ý những trường hợp thay đổi chỉ số huyết áp do nguyên nhân bệnh lý và là nguy cơ gây bệnh. Chỉ số này có thể thay đổi do những nguyên nhân như sau: 

Do tâm lý và vận động

Việc vận động mạnh hay tâm lý lo âu, căng thẳng, hồi hộp sẽ khiến so tim co bóp nhanh hơn làm tăng áp lực của máu lên thành động mạnh. Vì thế, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn mức bình thường. 

Do sức khỏe của động mạnh

Máu được lưu thông thông qua động mạch để đi khắp cơ thể nuôi dưỡng các tế bào. Nếu động mạnh “khỏe mạnh” có sự cho giãn tốt, không bị cản trở thì việc lưu thông máu diễn ra dễ dàng. Vì thế không làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. 

Do vậy, với những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, nhất là ở người cao tuổi, sức đàn hồi và co giãn kém của động mạch sẽ khiến cho máu lưu thông khó khăn. Thậm chí là tắc nghẽn mạch máu. Vì thế gây áp lực lớp cho thành động mạch dẫn đến tăng huyết áp thường xuyên hơn.

Do thiếu máu

Nếu lượng máu trong cơ thể thấp sẽ không đủ tạo áp lực để vận chuyển máu trong động mạch. Điều này dẫn đến chỉ số huyết áp giảm, gây bệnh lý huyết áp thấp. Tình trạng này rất thường gặp với những người có sức khỏe yếu, thường xuyên căng thẳng mất ngủ, thiếu máu hoặc mất máu nhiều dẫn đến ngất xỉu, tử vong. 

Ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn giúp bạn cân bằng huyết áp

Do các yếu tố bên ngoài

Chỉ số huyết áp chuẩn cũng thay đổi do những nguyên nhân từ bên ngoài cơ thể: 

  • Tư thế ngồi: việc ngồi không đúng tư thế có thể dẫn đến việc máu không được lưu thông, huyết áp giảm hoặc tăng. 
  • Sinh hoạt thường ngày: Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Những người thường xuyên ăn mặn, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích lâu dần dẫn đến tình trạng xơ cứng thành động mạch, làm tăng huyết áp thường xuyên. 
  • Thói quen vận động: Những người không có thói quen vận động, thể dục thường xuyên thường sẽ có chỉ số huyết áp không ổn định. Việc thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp máu lưu thông tốt, phòng tránh được trường hợp tăng huyết áp bất thường.

Một số phương pháp để giúp ổn định huyết áp

Với những người có bệnh lý về huyết áp, nhất là người trung và cao tuổi cần đặc biệt lưu ý thay đổi lối sống để điều chỉnh huyết áp về chỉ số huyết áp chuẩn. Theo đó, nên vận dụng những phương pháp sau: 

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Nên xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học. Hạn chế ăn thức ăn mặn, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ. Tăng cường thực phẩm tươi, giàu vitamin để tăng sức đề kháng cơ thể. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác. 

Thể dục đều đặn

Nên rèn thói quen thể dục đều đặn, thường xuyên để giảm hấp thụ nhiệt lượng, tăng cường lưu thông máu. Ở mỗi lứa tuổi và thể trạng khác nhau nên lựa chọn những bài thể dục phù hợp và duy trì mỗi ngày. 

Cân bằng về tâm lý

Không nên làm việc quá căng thẳng, tạo thói quen sống và làm việc khoa học, có giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý.

Theo dõi huyết áp và tầm soát bệnh về huyết áp

Nên có máy đo huyết áp để theo dõi huyết áp tại nhà với những người có bệnh lý về áo huyết áp. Với người trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy nên thực hiện tầm soát về bệnh huyết áp để có giải pháp phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm. 

Leave a reply