Giấm táo là loại giấm được lên men từ táo đã được sử dụng là thực phẩm, hoặc làm thuốc từ nhiều thế kỷ trước. Vậy những lợi ích của giấm táo mang lại cho sức khỏe là gì?

Giấm táo mang lại công dụng gì cho sức khỏe?
Giấm táo tốt cho sức khỏe và có công dụng làm đẹp

Giấm táo là gì?

Giấm táo là sản phẩm được lên men từ táo. Quá trình sản xuất giấm táo thường bắt đầu bằng cách nghiền táo, ép lấy nước và lên men để bắt đầu quá trình lên mên chuyển hoá đường thành rượu và sau đó thành giấm nhờ axit axetic.

Với màu vàng nhạt, vị chua và mùi thơm của táo, giấm táo trở thành một lựa chọn phổ biến cho việc ướp salad và nấu ăn.

Giấm táo có 94% nước, 5% axit axetic và 1% carbohydrate, không có chất béo hoặc protein. Thêm nữa, trong 100 gram giấm táo chỉ cung cấp 22 calo cùng với hàm lượng vi chất dinh dưỡng không đáng kể.

Giấm táo không chỉ được sử dụng để nấu ăn mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm hỗ trợ quá trình giảm cân và cải thiện tiêu hóa, bạn cũng có thể uống giấm táo để tận dụng các lợi ích này.

Những công dụng của giấm táo

Giấm táo tốt cho hệ miễn dịch

Trong giấm táo chứa một hàm lượng axit malic đáng kể có tính kháng virus mạnh giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây cảm cúm. Nếu dùng giấm táo nguyên chất đúng cách còn giúp làm giảm dịch nhầy đường hô hấp, cải thiện tình trạng nghẹt mũi và làm sạch các hạch bạch huyết.

Ổn định lượng đường trong máu

Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, mì ống, bánh mì sẽ làm tăng lượng đường huyết sau khi ăn. Do đó uống giấm táo chứa axit axetic sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu tinh bột, kiểm soát tốt lượng đường huyết sau khi bạn có một bữa ăn giàu tinh bột.

Khi dùng giấm trong bữa ăn, bạn nên cho giấm vào nước sốt hoặc món salad để dễ ăn hơn.

Ngăn ngừa bệnh về tim mạch

Giấm táo chứa một loại chất tên là axit chlorogenic giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim. Khi dùng giấm táo chung với mật ong thì công dụng phòng ngừa bệnh lý tim mạch càng phát huy hiệu quả.

Hỗ trợ thải độc

Bên cạnh những tác dụng nêu trên, việc kết hợp uống mật ong và giấm táo vào mỗi buổi sáng còn có công dụng giải độc gan, thanh lọc cơ thể. Đặc biệt nhờ có các thành phần đường glucose và fructose trong mật ong, lá gan sẽ được làm mát và cải thiện chức năng một cách đáng kể, làn da trở nên căng mịn, tươi sáng hơn.

Giảm cân và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Axit axetic có mặt trong giấm táo còn đóng vai trò cải thiện quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể, giảm tình trạng tích tụ chất béo, giảm cảm giác thèm ăn nên rất thích hợp cho người đang giảm cân.

Tăng cường sức khỏe làn da

Hàm lượng phenolic trong giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa giúp ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng da, bao gồm cả những bệnh do tình trạng cháy nắng gây ra, từ đó hỗ trợ tăng cường sức khỏe làn da.

Ngoài ra, giấm táo có thể giúp cân bằng độ pH của lớp da bên ngoài, giữ cho làn da của bạn hoạt động tối ưu, sản xuất một lượng dầu phù hợp và xử lý các tác nhân gây mụn trứng cá.

Hơn nữa, axit malic có trong giấm táo còn giúp nhẹ nhàng tẩy tế bào chết để làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm mụn đầu đen và cải thiện tình trạng tăng sắc tố trên da

Giấm táo được ứng dụng trong những trường hợp mắc hội chứng PCOS

Hội chứng PCOS là viết tắt của hội chứng buồng trứng đa nang, xảy ra do bất thường về nội tiết tố có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể tiết ra quá nhiều nội tiết tố androgen dẫn tới hiện tượng đa nang trong buồng trứng và kháng insulin ở phụ nữ.

Các chuyên gia y tế cho rằng nếu duy trì thói quen uống 15ml giấm táo cùng 100 – 150ml nước sau bữa tối hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tốt hàm lượng hormone trong cơ thể và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Cách làm giấm táo tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chuẩn bị táo (có thể là táo mèo, táo xanh, táo đỏ,…)
  • Nước lọc
  • 2 thìa đường
  • Lọ đựng bảo quản có nắp, làm từ sứ hoặc thủy tinh
  • Vài tấm vải mỏng đặt lên miệng hũ.

Cách thực hiện

  • Táo thái lát cho vào hũ, cho nước xâm xấp vừa đủ ngập táo, cách khoảng 5cm, sau đó tiếp tục cho thêm đường và khuấy đều.
  • Dùng đĩa lớn để đậy lên hỗn hợp, chèn bằng một vật nặng khác như hòn gạch, túi nilon có nước hoặc viên đá sạch (tương tự như khi nén dưa cà muối).
  • Dùng khăn mỏng sạch phủ lên trên các hũ.
  • Ngâm táo như vậy trong khoảng 1 tuần, sau đó bạn sẽ thấy có một ít nấm men nổi lên trong lọ, hãy dùng thìa loại bỏ chúng đi.
  • Dùng rây lọc giấm, cho giấm vào lọ để bảo quản tiếp trong khoảng 6 tuần sau.
  • Bạn có thể dùng luôn giấm táo mà không cần để trong tủ lạnh vì bản thân giấm cũng tự tiết ra loại chất bảo quản. Nếu giấm bị lắng đục hãy lọc lại, đây không phải là dấu hiệu giấm hỏng.

Cách dùng giấm khoa học: ban đầu dùng theo lượng nhỏ, sau đó tăng dần đều mỗi ngày 30ml dấm (tương đương 2 muỗng canh). Nên pha loãng giấm trước khi dùng để tránh làm hại men răng và niêm mạc thực quản – dạ dày.

Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng giấm táo

Mặc dù tác dụng của giấm táo có lợi cho sức khoẻ chúng ta, cũng như việc sử dụng giấm táo với tần suất thấp an toàn với hầu hết mọi người. Vẫn tồn tại một số rủi ro khi sử dụng giấm táo:

  • Kích ứng cổ họng: Giấm táo có tính axit cao. Vì thế, tác hại của giấm táo mà các chuyên gia quan ngại chính là gây kích ứng cổ họng. Vì thế, bạn không nên uống giấm táo đậm đặc với khối lượng lớn và thường xuyên.
  • Phản ứng với thuốc khác: Giấm táo có thể phản ứng với một số thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Bao gồm thuốc lợi tiểu và insulin. Điều này có thể góp phần làm hạ kali máu.
  • Có thể gây hạ đường và kali trong máu: Giấm táo có thể ảnh hưởng với người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường. Những người dùng insulin, thuốc kích thích insulin và sử dụng giấm táo thường có thể bị hạ đường hoặc hạ kali trong máu.

Giấm táo là một loại thuốc bổ tự nhiên. Những lợi ích sức khỏe của giấm táo đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên giấm táo đã được báo cáo là gây ra một số tác dụng phụ. Đặc biệt là khi sử dụng quá thường xuyên và dùng ở nồng độ cao.

  • Làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu. Tác động này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau dạ dày.
  • Axit axetic trong giấm táo có thể làm suy yếu men răng, dẫn đến mất khoáng chất và sâu răng.

Những ai không nên uống giấm táo?

Có một số trường hợp nên cân nhắc trước khi uống giấm táo để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện không có đủ thông tin đáng tin cậy về tác động của giấm táo đối với thai kỳ hoặc con bú. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên hạn chế sử dụng giấm táo làm thuốc và thay vào đó tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Người có nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu): Giấm táo có khả năng làm giảm nồng độ kali trong máu. Nếu bạn đang gặp tình trạng kali trong máu thấp, sử dụng giấm táo có thể làm tình trạng này trở nên tệ hơn.
  • Người có vấn đề về dạ dày: Nếu bạn đang mắc các vấn đề về dạ dày như loét dạ dày, thoát vị gián đoạn hoặc bệnh Barrett thực quản, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế trước khi sử dụng giấm táo. Giấm táo có thể gây kích thích và gây tổn thương thêm cho niêm mạc dạ dày, làm cho các vấn đề về sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn cách uống giấm táo giảm cân hiệu quả

Dưới đây là phần hướng dẫn cách uống giấm táo đúng cách mà bạn nên tuân theo để đạt được kết quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Nên uống giấm táo vào lúc nào để giảm cân?

Để tận dụng được tác dụng giảm cân của giấm táo, bạn nên uống giấm táo vào lúc bụng đói hoặc trước bữa ăn. Lưu ý rằng, uống giấm táo ngay sau bữa ăn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó cũng làm giảm đi hiệu quả giảm cân của giấm táo.

Ngoài ra, uống giấm táo trước khi đi ngủ có lợi cho sức khỏe của bạn như: Giúp giảm cân, cải thiện hệ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, cần tuân thủ những lưu ý sau:

  • Pha loãng giấm táo với nước để bảo vệ răng và hệ tiêu hóa.
  • Không nên uống giấm táo trước khi đi ngủ nếu bạn đã ăn ít hoặc không ăn gì trong thời gian dài trước đó.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có vấn đề về dạ dày hoặc đang dùng thuốc liên quan đến dạ dày.
  • Không được sử dụng quá liều lượng giấm táo được khuyến nghị.
  • Tránh sử dụng giấm táo nếu bạn có da nhạy cảm hoặc dị ứng.
  • Sử dụng giấm táo tự nhiên, không có chất bảo quản hoặc phẩm màu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Liều lượng dùng giấm táo để giảm cân an toàn, hiệu quả

Để giảm cân an toàn và hiệu quả bằng giấm táo, bạn nên tuân thủ những điều sau:

  • Chỉ sử dụng 1-2 muỗng canh (15-30ml) giấm táo mỗi ngày và cần pha loãng với nước.
  • Chia thành 2-3 lần uống trong ngày để tối ưu hóa tác dụng.
  • Nên bắt đầu với 1 thìa cà phê (5ml) để xem phản ứng của cơ thể trước khi tăng liều lượng.

Một số công thức pha chế giấm táo giúp giảm cân

Có 3 công thức pha chế giấm táo giúp giảm cân hiệu quả và dễ pha chế mà bạn có thể tham khảo ngay dưới đây.

Pha loãng giấm táo cùng nước lọc

Cách pha loãng giấm táo cùng nước lọc để giảm cân là một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 2-3 thìa giấm táo và pha loãng với nước, sau đó chia đều thành nhiều lần uống trong ngày. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng, hãy thử với 5ml mỗi ngày và tăng dần. Lưu ý không uống giấm táo giấm đặc mà phải sử dụng dạng lỏng để tránh làm cháy cổ họng của bạn, vì lượng acid quá cao.

Uống giấm táo cùng chanh

Uống giấm táo kết hợp với nước chanh là một cách hiệu quả và đơn giản để giảm cân. Bạn có thể chuẩn bị loại thức uống này bằng cách kết hợp 1 cốc nước, 1 muỗng canh giấm táo, 1 muỗng canh nước chanh tươi, và nếu muốn, thêm 0.5 muỗng cà phê quế xay để làm cho hương vị của nước thêm thơm ngon.

Uống giấm táo với trà xanh

Uống giấm táo cùng trà xanh là một phương pháp giảm cân không quá xa lạ. Bạn chỉ cần chuẩn bị một tách trà xanh, sau đó thêm vào đó 1 muỗng canh giấm táo, nếu muốn nước uống thêm ngọt hãy thêm 1 chút mật ong. Sự kết hợp giữa trà xanh và giấm táo có khả năng đốt cháy chất béo một cách mạnh mẽ, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả hiệu quả hơn.

Leave a reply