Eczema là 1 trong những bệnh lý thường gặp, đây là tình trạng viêm da ở lớp nông của da, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa.

Eczema gây ra sự ngứa ngáy khó chịu

Eczema là bệnh gì?

Bệnh eczema hay bệnh chàm là thuật ngữ chỉ nhóm bệnh lý gây ra viêm da, với các triệu chứng đặc trưng là: Viêm, phát ban và ngứa, tái đi lại lại nhiều lần. Eczema có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Phát ban do eczema có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng chúng có thể thường xuyên xuất hiện ở một số bộ phận nhất định (tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi người).

Bệnh eczema rất khó để có thể chữa khỏi dứt điểm. Hầu hết bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ tập trung vào điều trị triệu chứng, chữa lành những vết thương và phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm cũng như những tổn thương mới trên da. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả này, đòi hỏi một lộ trình khoa học và toàn diện. Bên cạnh đó, người bệnh phải rất kiên trì và quyết tâm điều trị.

Các loại bệnh eczema thường gặp:

  1. Viêm da cơ địa
  2. Viêm da tiếp xúc
  3. Chàm đồng tiền
  4. Viêm da thần kinh
  5. Chàm tổ đỉa/tổ đỉa
  6. Viêm da dầu/viêm da tiết bã
  7. Viêm da ứ đọng
  8. Chàm vi khuẩn

Vị trí xuất hiện Eczema

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Eczema thường xuất hiện trên mặt, ngực và sau da đầu (vì đây là những vùng mà trẻ nhỏ hay gãi). Eczema hiếm khi xảy ra ở vùng quấn tã. Cha mẹ nên quan sát kỹ dấu hiệu trẻ bị eczema để kịp thời xử lý.

Ở trẻ lớn hơn và người lớn

  • Bệnh eczema thường bùng phát mạnh ở khuỷu tay hoặc mặt sau của đầu gối. Bệnh cũng phổ biến trên da mặt, mí mắt, bàn tay và bàn chân, đặc biệt là ở người lớn.

Những triệu chứng của bệnh

Những triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau tùy theo mức độ nhẹ, nặng và giai đoạn khác nhau. Cụ thể: 

  • Tấy đỏ: Người bệnh có cảm giác nóng, sưng và vô cùng ngứa ngáy ở các vùng da trên cơ thể. Thậm chí, những vùng da này còn bị tấy đỏ.
  • Xuất hiện mụn nước: Những vùng da bị tấy đỏ sẽ dần xuất hiện những  mụn nước li ti và sau đó ngày càng lan rộng hơn. Bên trong những mụn nước này thường có dịch trong và rất ngứa rát.
  • Chảy nước: Khi những vụn nước này vỡ ra, chúng sẽ chảy ra những dịch nước màu vàng và tạo thành những giếng chàm lỗ chỗ.
  • Đóng vảy và bong vảy: Huyết thanh ở những mụn nước trên da đóng thành những vảy dày, sau 1 khoảng thời gian chúng sẽ bong ra để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.

Thông thường sau khi những lớp vảy bong da, vùng da của người bệnh sẽ không để lại sẹo. Nhưng trong trường hợp bệnh nhân gãi nhiều thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào da gây bội nhiễm và tạo thành những vết sẹo trên da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự tin về ngoại hình của mình.

Eczema là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Bôi thuốc để giúp tình trạng bệnh suy giảm hơn

Nguyên nhân gây bệnh eczema

Do di truyền

Tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị bệnh eczema (hay bệnh chàm) thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này càng cao.

Do cơ địa bệnh nhân

  • Do các cơ quan trong cơ thể hoạt động bị rối loạn chức năng như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết.
  • Bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh: suyễn, viêm xoang, viêm tai, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận.

Do sức đề kháng yếu, ăn uống – sinh hoạt thiếu khoa học

  • Sức khỏe và khả năng đề kháng yếu là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da.
  • Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt vitamin, ăn nhiều thức ăn có đạm cao như tôm, cua, bò, gà, vịt, ba ba, ăn nhiều gia vị có tính cay nóng,…

Nguyên nhân khác

  • Do nghề nghiệp phải tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,…
  • Do tiếp xúc với đồ dùng hàng ngày gây dị ứng: quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len, mực in từ các tờ báo, kem bôi mặt, kem cạo râu,…
  • Do ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp cơ địa: cá biển (đặc biệt là cá ngừ), mực, trăn, tôm, cua,…

Các cách chữa eczema hiệu quả

Bôi kem theo toa và thuốc mỡ

  • Để điều trị bệnh và kiểm soát bệnh tái phát, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi da như Corticosteroid. Đối với thuốc ức chế calcineurin, tuy có thể hạn chế sự bùng phát của bệnh nhưng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng vì thế chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả.
Diprosalic Pommade điều trị bệnh viêm da

Thuốc sinh học

  • Thuốc sinh học được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát phản ứng của hệ miễn dịch.

Thuốc kháng histamin

  • Dùng cho những trường hợp bị ngứa nghiêm trọng

Kháng sinh

  • Loại thuốc này không có tác dụng chữa bệnh mà được sử dụng nhằm mục đích điều trị các bệnh nhiễm trùng kèm theo.

Băng ướt

  • Đây là cách cho thuốc vào băng rồi dán lên vùng da bị bệnh. Nhưng phương pháp này đòi hỏi được điều trị bởi các bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao tại bệnh viện.

Liệu pháp ánh sáng

  • Liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là liệu pháp quang học. Các bác sĩ sẽ dùng thiết bị máy chiếu vào da một loại ánh sáng đặc biệt để điều trị bệnh. Liệu pháp này có thể trị bệnh nhưng có thể làm lão hóa da và tăng nguy cơ mắc ung thư da.

Kiểm soát căng thẳng

  • Các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra một số liệu pháp để thư giãn và kiểm soát căng thẳng giúp bệnh được cải thiện. Bên cạnh đó bạn cũng có thể giảm căng thẳng bằng các phương pháp thiền, yoga, để thư giãn cơ bắp.

Lưu ý khi áp dụng các cách chữa bệnh Eczema

Để điều trị bệnh Eczema hiệu quả, người bệnh cần đồng thời áp dụng một số lưu ý sau đây:

  • Nên uống từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày gồm bước lọc, các loại trà thanh nhiệt như atiso, hoa hòe, hoa cúc,…. Bạn cũng có thể uống các loại nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin để giải độc cơ thể, bài trừ độc tố và nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hải sản, đồ hộp, thức ăn sống, lên men, các thức ăn chế biến có nhiều gia vị cay nóng.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh, hạn chế việc gãi, chà xát do sẽ làm vùng da bị bội nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành.
  • Bệnh nhân Eczema nên tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng bởi sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Leave a reply