Iodine hay i-ốt chiếm lượng rất nhỏ trong cơ thể người, tập trung phần lớn ở tuyến giáp. I-ốt cần thiết cho sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, ngừa bướu cổ, sự phát triển não bộ của thai nhi. Như vậy, nếu cơ thể bị thiếu i-ốt thì sẽ bị làm sao?

Khoáng chất Iodine (i-ốt) là gì?

Iodine (i-ốt) chiếm lượng rất nhỏ trong cơ thể người, tập trung phần lớn ở tuyến giáp. I-ốt cần thiết cho sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, ngừa bướu cổ, sự phát triển não bộ của thai nhi. Chất này có nhiều trong muối I-ốt, hải sản, cá biển, rong và tảo bẹ, trứng, ngũ cốc,…

Công dụng của Iodine là gì?

Kiểm soát quá trình chuyển hóa

I-ốt ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của tuyến giáp. Bằng cách giúp sản xuất các hormone để kiểm soát hoạt động trao đổi chất cơ bản của cơ thể. Góp phần đảm bảo hiệu quả làm việc của các cơ quan. Bao gồm giấc ngủ, tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng mà chúng ta có thể sử dụng.

Các hormone như thyroxin (T4) và triiodothyronine (T3) có vai trò ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ và cân nặng cơ thể. 

Duy trì mức năng lượng tối ưu

I-ốt đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mức năng lượng tối ưu của cơ thể. Bằng cách sử dụng calo mà không cho phép chúng tích tụ dưới dạng mỡ thừa.

Giúp ngăn ngừa một số loại ung thư

I-ốt giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Tham gia vào quá trình tự tiêu diệt của các tế bào ung thư nguy hiểm. Tuy góp phần tiêu diệt các tế bào bị đột biến, nó không phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong quá trình này. Các bằng chứng cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của khối u vú của rong biển giàu i-ốt. Báo cáo cho thấy tỷ lệ ung thư vú thấp ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản, nơi phụ nữ có chế độ ăn giàu i-ốt. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi ở vú, đó có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt i-ốt.

Ngăn chặn bướu cổ

Thiếu i-ốt được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ. Do đó, nhiều người đã thay đổi thói quen ăn uống để bổ sung i-ốt từ các bữa ăn hằng ngày.

Loại bỏ các hóa chất độc hại

I-ốt có thể loại bỏ các độc tố kim loại nặng như chì, thủy ngân và các chất độc sinh học khác. Ngoài ra, nó còn có chức năng chống oxy hóa cũng như các đặc tính kháng khuẩn. Nhất là chống lại H. pylori, một tác nhân gây viêm dạ dày và liên quan đến ung thư dạ dày.

Giúp da khỏe mạnh

Da khô, dễ bị kích ứng hay viêm đỏ, trở nên bong tróc là dấu hiệu phổ biến của tình trạng này. Ngoài ra, nó còn giúp cho da, tóc và răng sáng bóng và khỏe mạnh.

Giúp ngăn ngừa sự chậm phát triển và tăng trưởng ở trẻ em

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu i-ốt trong thời kỳ sơ sinh và mang thai có thể làm gián đoạn sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của não bộ. Trẻ sơ sinh dễ bị tử vong hơn và có nguy cơ cao mắc các vấn đề thần kinh nếu thiếu i-ốt. Trong đó có thể là giảm phát triển trí tuệ và khả năng vận động, gây ảnh hưởng đến học tập và chậm tăng trưởng.

Đáng lo ngại là tổn thương não và chậm phát triển trí tuệ không hồi phục. Đây là những rối loạn quan trọng nhất do thiếu i-ốt gây ra. Rất khó để đo chính xác nồng độ i-ốt bằng xét nghiệm. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến khích phụ nữ tăng cường bổ sung i-ốt để ngăn ngừa những vấn đề trên.

Thiếu I-ốt cơ thể sẽ bị gì?

  • Thiếu i-ốt ở người đang mang thai sẽ dễ dẫn đến những biến chứng thai kì nguy hiểm như sảy thay, lưu thai, sinh non, con sinh ra dễ có khả năng bị dị tật, chậm phát triển.
  • Thiếu i-ốt ở trẻ em làm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, nói ngọng, chậm lớn…
  • Đối với người lớn, thiếu i-ốt gây ra bệnh bướu cổ, giảm khả năng lao động, hay mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của cơ thể.

Bổ sung i-ốt

  • Các thực phẩm chứa nhiều I-ốt nên được sử dụng là các loại hải sản, cá biển, rong và tảo bẹ, trứng, ngũ cốc…
  • Muối I-ốt được khuyến khích sử dụng để bổ sung I-ốt vào bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, dùng muối I-ốt quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.
  • Với trẻ em, nguồn cung cấp I-ốt tốt nhất cho bé là từ sữa mẹ và sữa công thức. Sữa công thức cung cấp lượng I-ốt cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Nhất là trong giai đoạn cơ thể trẻ cần I-ốt nhất.

Những lưu ý khi bổ sung i-ốt

  • Bổ sung đủ lượng I-ốt cần thiết cho cơ thể, không thừa cũng không thiếu. Phụ nữ mang thai và trẻ em là hai đối tượng cần được bổ sung I-ốt nhiều nhất.
  • Những người bệnh thận, tim không nên bổ sung nhiều muối I-ốt. Đối với người mắc bệnh tăng cường tuyến giáp, bổ sung I-ốt sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Sử dụng muối I-ốt để bổ sung I-ốt cho cơ thể nên lưu ý. Việc ăn mặn lâu dần cũng sẽ khiến cơ thể mắc các bệnh không mong muốn như thận, cao huyết áp.
  • Trẻ em được khuyến khích nên bổ sung I-ốt bằng thực phẩm thiên nhiên và sữa.

Leave a reply