Còi xương hay gặp ở trẻ do rối loạn chuyển hóa Vitamin D, khiến không đủ Vitamin D3 là loại tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo xương. Bệnh còi xương có thể gây biến dạng xương của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Còi xương: nguyên nhân và cách điều trị
Còi xương gây ảnh hưởng đến sự phát tri sau này

Còi xương là bệnh gì?

Còi xương (Rickets) là một dạng rối loạn thường gặp ở trẻ em, khiến xương bị mềm, yếu và dễ gãy hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do sự thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc Phospho trong cơ thể. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh xảy ra do rối loạn di truyền khiến bệnh nhân gặp các vấn đề về chuyển hóa canxi, phospho trong cơ thể, từ đó, nồng độ phospho trong xương thấp, dẫn đến còi xương.

Bệnh còi xương còn có thể xảy ra ở người trưởng thành, được gọi là nhuyễn xương (Osteomalacia). Đa số các trường hợp này xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân bệnh Còi xương

Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh còi xương là thiếu Vitamin D. Vitamin D được cung cấp từ hai nguồn: ngoại sinh và nội sinh.

  • Ngoại sinh là từ thức ăn, sữa mẹ, nguồn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vitamin D tan trong dầu nên nếu thức ăn của trẻ không có dầu mỡ dẫn đến giảm hấp thu Vitamin D.
  • Nội sinh là từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành Vitamin D3, đây là nguồn chủ đạo để tham gia vào chuyển hóa tạo xương của trẻ. Do đó còi xương hay gặp ở trẻ em là bệnh còi xương do thiếu Vitamin D.

Bên cạnh vitamin D, việc thiếu hụt vitamin K2 – một loại vitamin có chức năng vận chuyển canxi tạo xương, vitamin D3 – một loại vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa xương hay các khoáng chất tham gia vào quá trình tạo xương như phospho, kẽm, magie,… sẽ khiến xương phát triển không bình thường, gây còi xương.

Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ có thể bị còi xương do gặp các vấn đề về tự tổng hợp và chuyển hóa Vitamin D, Canxi và Phospho thành xương như bệnh Celiac, viêm đường ruột, xơ nang, hay các bệnh lý về thận.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Dấu hiệu dễ nhận biết, trẻ bị còi xương thường có biểu hiện chán ăn, suy dinh dưỡng, đổ mồ hôi đêm

  • Ở tại xương: Trẻ bị còi xương có biểu hiện tại xương sọ: Thóp chậm liền (hơn 1 tuổi mà thóp còn rộng), bờ thóp mềm, vòng đầu to, có bướu trán, bướu đỉnh. Trẻ chậm mọc răng, răng sâu, mọc không đều nhau.
  • Tại xương chi: Chi cong, vòng cổ chân, vòng cổ tay. Lồng ngực hình ngực gà, có thể có chuỗi hạt sườn. Hậu quả dẫn đến trẻ chậm phát triển vận động như muộn biết bò, muộn biết đi.
  • Thần kinh: Trẻ bị còi xương thường hay giật mình, ngủ không sâu giấc, hay vã mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm) dẫn đến rụng tóc gáy nhiều. Nếu bị nặng trẻ thường quấy khóc liên tục. Trong một vài trường hợp còi xương nặng có thể hạ Canxi máu khiến trẻ bị co giật, nôn nấc nhiều.

Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với trẻ gái. Ngoài ra, trẻ còn bị xanh xao thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.

Điều trị bệnh còi xương

Phần lớn các trường hợp bị còi xương, bác sĩ sẽ tập trung vào bổ sung các dưỡng chất còn thiếu cho bệnh nhất là Vitamin D, Canxi và Phospho thông qua chế độ ăn hằng ngày và thuốc uống bổ sung. Đối với các trường hợp còi xương do rối loạn thận hay do di truyền, bác sĩ sẽ đặc biệt chú ý bổ sung các dưỡng chất còn thiếu với liều lượng phù hợp nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Thông thường, bệnh nhân còi xương bắt đầu thấy hiệu quả sau khoảng 1 tuần điều trị, các biến dạng xương dần được cải thiện và có thể biến mất nếu được điều trị sớm và đúng cách.

Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chân vòng kiềng hoặc có bất kỳ biến dạng xương, cột sống nào, ngoài việc cân chỉnh hàm lượng vitamin D trong cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định nẹp hoặc phẫu thuật để định vị lại tư thế xương. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ có thể cần được chụp X-quang và xét nghiệm máu nhiều lần để theo dõi, đánh giá mức độ hồi phục và điều chỉnh hàm lượng vitamin D bổ sung phù hợp.

Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D hiệu quả

Dùng thuốc điều trị

Với những trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (sinh vào mùa đông), trẻ sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2500g) thì từ tuần thứ 2 sau sinh nên uống vitamin D với liều 400 đơn vị/ngày, uống liên tục trong năm đầu. Trẻ còi xương thường bị thiếu canxi nên cha mẹ cần cho trẻ uống thêm canxi. Liều lượng và thời gian dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ vì nếu uống quá liều, kéo dài có thể làm tăng canxi máu, vôi hóa mạch máu dẫn tới sỏi thận.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Ngay từ khi mang thai người mẹ nên thường xuyên tắm nắng để tiếp nhận đủ vitamin D.
  • Thai phụ nên tăng cường vitamin D từ thức ăn: thêm gan cá, cua, trứng, sữa, bơ,… vào chế độ ăn vì những thực phẩm này rất giàu vitamin D.
  • Bà bầu cần làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị sinh non. Thai phụ có thể uống vitamin D khi thai nhi được 7 tháng với liều 600.000 đơn vị trong 3 tuần (200.000 đơn vị/tuần).
  • Trẻ sau sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt là cua, cá, trứng, gan, sữa, phomai, các loại rau xanh,… Bữa ăn của trẻ nên có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D.
  • Cho trẻ phơi nắng đều đặn khi trời nắng đẹp: khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì 7-dehydro cholesterol trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3. Thời gian tắm nắng thích hợp là 10 – 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều.

Leave a reply