Bỏng lạnh có thể làm tổn thương các mô da, khiến bạn đau đớn và tê cứng khi da tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong thời gian dài. Bỏng lạnh ít gặp hơn. Tuy nhiên, nếu không biết cách sơ cứu da khi bỏng lạnh đúng cách, tổn thương da do bỏng lạnh cũng có thể diễn tiến nặng nề nhanh chóng và lan rộng hơn.

Bỏng lạnh là gì? cách sơ cứu khi bị phỏng lạnh

Bỏng lạnh là gì?

Bỏng lạnh hay còn gọi là phỏng lạnh là một dạng thương tổn trên da có thể xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với nước đá hoặc các vật lạnh. Bỏng lạnh thường gặp ở bàn tay, bàn chân, mũi và tai.

Trong thực thế, bỏng lạnh thường xảy ra sau khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ đóng băng hoặc dưới nhiệt độ đóng băng. Ví dụ, khi chườm túi lạnh trực tiếp lên da quá lâu giúp giảm đau xương khớp, giảm sưng phù nề các mô bên dưới, vùng da tại chỗ có thể bị bỏng lạnh.

Phỏng lạnh có thể là một loại vết thương rất nghiêm trọng. Các mô có thể mất nhiều tuần để phục hồi. Bệnh nhân có thể mất da, ngón tay, ngón chân cũng như bị dị tật và đổi màu. Những người bị bỏng lạnh còn có thể bị hạ thân nhiệt.

Nguyên nhân gây phỏng lạnh

Bỏng lạnh là một loại tổn thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc với các chất lạnh gây ra sự truyền nhiệt nhanh từ da vào các mô xung quanh. Nguyên nhân gây bỏng lạnh cũng rất đa dạng, có thể là do tiếp xúc trực tiếp với chất lạnh hoặc thông qua truyền nhiệt từ các vật lạnh như đá, tuyết hoặc chất lỏng lạnh.

Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu dưới thời tiết lạnh giá cũng có thể gây bỏng da nhiệt độ thấp.

Bỏng lạnh ở mức độ nhẹ có thể gây ra cảm giác tê cứng tại vị trí bị bỏng cho nạn nhân. Khi da bị phỏng lạnh, thành phần nước trong các tế bào trên da cũng sẽ bị đóng băng, tạo thành các tinh thể băng sắc nhọn và có thể vô tình làm hỏng cấu trúc tế bào da.

Nạn nhân có thể mất hoàn toàn cảm giác tại vùng bị bỏng, các mạch máu gần da cũng bắt đầu co lại. Tình trạng này sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các khu vực bị ảnh hưởng, gây ra tổn thương da lan rộng thêm. Nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Về các yếu tố nguy cơ

Dưới tác động của các nguyên nhân, tất cả mọi người ai cũng có thể bị bỏng lạnh. Trong đó, những đối tượng như người già, em bé thường dễ bị bỏng lạnh hơn do cấu trúc da của họ khá mỏng so với người trưởng thành. Ngoài ra, một vài yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng khả năng bị bỏng lạnh như:

Trẻ em có nguy cơ bỏng lạnh nhiều hơn

  • Cơ thể bị mất nước.
  • Đối tượng có thói quen hút thuốc lá.
  • Thường xuyên sử dụng những đồ uống có chứa cồn.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc có chứa thành phần gây ức chế beta (một loại thuốc thường được chỉ định cho những đối tượng mắc bệnh tim).
  • Đối tượng mắc phải một trong số những căn bệnh như hội chứng Raynaud, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại biên,… thường dễ bị bỏng lạnh hơn.
Ở ngoài thời tiết lạnh giá quá lâu có thể bị bỏng lạnh

Những dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng giúp nhận biết da khi phỏng lạnh bao gồm:

  • Quan sát thấy da chuyển màu trắng, nhợt nhạt hay màu xám hoặc trắng xanh
  • Sờ thấy bề mặt da lạnh và có mật độ cứng
  • Cảm giác tê buốt tại chỗ
  • Mất cảm giác nông và cảm giác sâu ở một bộ phận trên cơ thể
  • Các lớp da bị lột và bong tróc
  • Xuất hiện các vết phồng rộp trong suốt trên da hoặc chứa đầy máu
  • Da chuyển sang màu đen – đây là tình trạng nghiêm trọng, có thể da đã bị hoại tử do thiếu máu nuôi tại chỗ.

Các biện pháp sơ cứu cho người bị bỏng lạnh

Khi gặp phải tình huống bị bỏng lạnh, việc thực hiện các biện pháp sơ cứu kịp thời có vai trò rất quan trọng để giảm đau và ngăn chặn tổn thương lan rộng. Dưới đây là một số biện pháp sơ cứu cơ bản trong trường hợp bị bỏng lạnh mà các bạn có thể tham khảo:

  • Di chuyển nạn nhân ra khỏi môi trường lạnh: Điều quan trọng nhất khi sơ cứu bỏng lạnh là cần di chuyển nạn nhân ra khỏi nguồn lạnh để ngăn chặn tiếp xúc tiếp với nhiệt độ lạnh và giữ ấm cho cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể: Bọc nạn nhân bằng chăn, áo ấm hoặc khăn ấm để giữ ấm cơ thể. Tránh để nạn nhân tiếp tục tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
  • Kiểm tra dấu hiệu sống: Kiểm tra hô hấp và nhịp tim của nạn nhân. Nếu cần có thể thực hiện RCP (hồi sức tim phổi) trong trường hợp nạn nhân không có nhịp tim hoặc hô hấp.
  • Xử lý vùng bị bỏng: Vùng da bị bỏng lạnh có thể trở nên cứng, phồng rộp và mất cảm giác. Vì vậy nên tránh xoa, cọ hay tác động vật lý lên vùng bị bỏng. Hãy dùng băng, gạc y tế bọc vùng bị bỏng để bảo vệ da.
  • Giữ ẩm da: Bỏng lạnh có thể gây khô da. Vì vậy đối với các vết bỏng nhẹ hãy sử dụng khăn ướt hoặc bôi kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng lên vùng bị bỏng để giữ ẩm da.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Để giảm đau cho nạn nhân, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn tuy nhiên không được lạm dụng và nên đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị kịp thời.

Lưu ý: các biện pháp sơ cứu trên chỉ là những biện pháp ban đầu và cần dựa vào tình huống cụ thể.

Trong trường hợp tổn thương da do phỏng lạnh mức độ nặng hay không nắm vững cách bước sơ cứu da khi bỏng lạnh, tốt nhất là nên đưa người bị nạn đến bệnh viện để đánh giá càng sớm càng tốt. Tình trạng tê cóng thường gây ra trên các vùng da và mô chết có thể cần phẫu thuật để loại bỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Điều trị bỏng lạnh

Trên thực tế, quá trình phục hồi và chữa trị cho bỏng lạnh thường phụ thuộc vào mức độ bỏng, diện tích bị tổn thương cũng như tình trạng sức khỏe chung của nạn nhân.

Đối với những trường hợp bỏng lạnh nhẹ, vùng da bị tổn thương thường sẽ phục hồi một cách tự nhiên trong thời gian ngắn.

Nếu bỏng lạnh gây ra tổn thương nghiêm trọng nạn nhân cần được điều trị bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế. Các biện pháp điều trị bỏng lạnh khá đa dạng, có thể bao gồm rửa sạch vùng bị bỏng, băng bó, bôi thuốc chống nhiễm trùng, thuốc làm lành da và thuốc giảm đau.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể được thực hiện phẫu thuật ghép da hoặc áp dụng các liệu pháp đặc biệt như tạo mô để phục hồi vùng da bị tổn thương.

Điều trị các biến chứng

Bỏng lạnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, viêm da, sưng tấy hoặc các bệnh lý về hô hấp… Việc theo dõi và điều trị các biến chứng này kịp thời là điều rất quan trọng trong quá trình điều trị bỏng lạnh.

Bỏng lạnh nói riêng và các loại bỏng khác nói chung có thể gây ra cảm giác đau đớn, hoang mang và có ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nạn nhân. Người bị bỏng lạnh có thể gặp phải tình trạng lo lắng, hoảng loạn. Vì vậy họ cần có sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia tâm lý. Điều này sẽ có thể giúp nạn nhân vượt qua khó khăn và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Leave a reply