Vitamin K2 là một vi chất không thể thiếu đối với sức khỏe trẻ em. Để trẻ có thể tăng trưởng và phát triển chiều cao tối ưu, cùng với chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là bổ sung vitamin K2 để tăng cường sự hình thành và phát triển xương là vô cùng quan trọng.
Vai trò của vitamin K2
Vitamin K2 hay còn được gọi là Menaquinone, là một dạng của vitamin K. Vitamin K2 khác vitamin K1 ở nguồn gốc, tác dụng cũng như cách bổ sung cho trẻ. Nếu như vitamin K1 có vai trò quan trọng trong hoạt động đông máu, phòng chống xuất huyết thì vitamin K2 lại tham gia quá trình phát triển hệ xương, răng ở trẻ em.
Vitamin K2 có hai vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.
- Thứ nhất, vitamin K2 là thành phần không thể thiếu của các yếu tố đông máu, có tác dụng hàn gắn vết thương, phòng chống chảy máu, đặc biệt là xuất huyết não ở trẻ sơ sinh.
- Thứ hai, vi chất này cùng vitamin D3 và canxi tham gia cấu tạo hệ xương, răng của trẻ. Nếu như vitamin D phụ trách hấp thu và vận chuyển canxi thì vitamin K2 có vai trò gắn kết canxi vào cấu trúc xương thông qua protein osteocalcin.
Một nghiên cứu uy tín đã được tiến hành tại Việt Nam, trong đó các nhà khoa học cho trẻ uống vitamin K2 hàng ngày và liên tục trong 3 tháng. Kết quả nhận thấy chỉ số cân nặng, chiều cao, khối lượng và mật độ xương cũng như nồng độ osteocalcin huyết thanh đều được cải thiện đáng kể so với những trẻ không được bổ sung vitamin K2. Nghiên cứu này là minh chứng rõ ràng nhất về tác dụng của vitamin K2 đối với sức khỏe xương, răng của trẻ.
Có 2 cơ chế chứng minh trong vai trò của Vitamin K2 cho hiệu quả chắc khỏe xương
- K2 kích hoạt osteocalcin (một protein được sản xuất từ quá trình tạo cốt bào), giúp gắn canxi vào xương, từ đó làm tăng mật độ khoáng chất trong xương. Để osteocalcin phát huy được hiệu quả tối đa, cần có vitamin K2.
- K2 giữ cho canxi không lắng đọng tại các mạch máu và hướng đích cho canxi vào xương thông qua một loại protein điều chỉnh quá trình canxi hóa là Matrix Gla Protein (MGP). MGP là một loại protein phụ thuộc vitamin K, được các tế bào cơ trơn sản xuất và có chức năng điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể.
Hậu quả khi thiếu vitamin K2
Nếu không có vitamin K2, cơ thể không thể định hướng được canxi vào xương, thay vào đó, canxi có thể sẽ lắng đọng tại các mô mềm, như tại các động mạch, dẫn đến một tình trạng phối hợp giữa loãng xương và xơ vữa mạch máu, hay còn gọi là nghịch lý canxi (calcium paradox).
Từ đó hệ xương của trẻ yếu ớt, dễ gãy và gia tăng nồng độ canxi máu. Khi canxi trong máu quá cao, trẻ sơ sinh sẽ mệt mỏi, nôn, bỏ bú, táo bón và giảm hấp thu các khoáng chất cần thiết. Thậm chí, dư thừa canxi còn kìm hãm hệ xương phát triển và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiều cao sau này của trẻ.
Các dạng và liều lượng khi dùng vitamin K2
Vitamin K2 tồn tại trong thực phẩm dưới 2 dạng chính là MK4 và MK7
Liều khuyến nghị vitamin K2 để đảm bảo và cải thiện sức khỏe của xương đã được nghiên cứu và công bố trong nhiều nghiên cứu quan trọng như sau:
- Nghiên cứu năm 2013 tại Hà Lan sử dụng liều 180mcg vitamin K2 dưới dạng MK7/ngày.
- Trong sách “Vitamin K2: Chất dinh dưỡng thường bị thiếu hụt cần cho sức khoẻ xương và tim mạch -The Missing Nutrient for Heart and Bone Health” của tiến sĩ Dennis Goodman – một chuyên gia về tim mạch, đã đề xuất bổ sung 150-180mcg vitamin K2 dưới dạng MK7/ngày.
- Nghiên cứu của Van Summeren về việc sử dụng MK7 để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho trẻ em tuổi tiền dậy đã khuyến nghị sử dụng liều 45mcg MK7/ngày trong 8 tuần.
- Liều khuyến nghị vitamin K2 dưới dạng MK4 là 45mg/ngày. Do K2 dạng MK4 có thời gian bán thải ngắn hơn dạng MK7 nên có thể bổ sung MK4 3 lần/ngày. Liều khuyến nghị MK4 có sự thay đổi tùy từng khu vực địa dư.
- Ở một số khu vực tại châu Á, đặc biệt là tại Nhật Bản, liều khuyến nghị MK4 là 45mg.
Như vậy cho đến thời điểm này chưa có khuyến nghị chính thức về liều dùng của Vitamin K2, tuy nhiên có thể thấy phần lớn các nghiên cứu đều đưa ra mức khuyến nghị với liều dùng 45mg/ ngày cho trẻ em.
Bổ sung vitamin K2 cho trẻ đến khi nào?
Câu trả lời là suốt cả cuộc đời. Mọi lứa tuổi đều cần vitamin K2 để đưa canxi vào xương, giúp xương chắc khỏe. Vì vậy, bạn cần bổ sung liên tục và thường xuyên vitamin K2 cho trẻ. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt kết hợp cách bổ sung bằng đường uống và thực phẩm, tùy theo thói quen ăn uống, tình trạng sức khỏe và giai đoạn phát triển của trẻ.
Bổ sung vitamin K 2 cho trẻ
Có ba nguồn cung cấp vitamin K2 cho trẻ sơ sinh, bao gồm: sữa mẹ, tự tổng hợp từ thực phẩm thông qua hệ vi sinh đường ruột và uống bổ sung. Thông thường, mỗi ngày trẻ sơ sinh cần 45 mcg vitamin K2.
Trong khi đó, trung bình trong 1 lít sữa mẹ chỉ có 0,5 – 3 mcg vitamin K2, quá thấp so với nhu cầu của trẻ. Mặt khác, hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn thiện, dẫn đến khả năng tự tổng hợp vitamin K2 còn kém. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để bạn bổ sung đồng thời cả hai vi chất này là cho trẻ là uống bổ sung.
Thực phẩm bổ sung vitamin K2
Hãy tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin K2 khi chế biến bữa ăn cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Cụ thể là đậu nành lên men (natto), gan ngỗng, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, phô mai, bơ, trứng.
Với trẻ đang ăn dặm, bạn có thể cho trẻ ăn cháo gan, cháo thịt bò khoai tây. Bánh trứng nướng phô mai sẽ là bữa sáng nhanh gọn và giàu vitamin K2 cho trẻ. Khi trẻ lớn hơn, có khả năng nhai nuốt tốt hơn, bạn có thể cho trẻ ăn bánh mì cùng pate gan. Bạn cũng nên cách học người Nhật Bản – cha đẻ của món đậu nành lên men (natto) cho trẻ ăn món ăn bổ dưỡng này. Trung bình trong 100g natto có hơn 900mcg vitamin K2, cao gấp 3 lần hàm lượng vi chất này trong gan bò và 12 lần so với thịt lợn. Trẻ em Nhật Bản thường ăn natto với cơm hoặc nghiền nhỏ cùng khoai tây.
Cơ thể trẻ có thể sự sản xuất vitamin K2 nhờ hệ vi sinh đường ruột. Trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, các lợi khuẩn của đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Mãi tới khi trẻ 6 tháng tuổi, hoạt động tổng hợp vitamin K2 của vi khuẩn mới diễn ra hiệu quả.
Vì vậy, để hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột hoạt động tốt nhất, bạn nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, ví dụ như sữa chua, phô mai… Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, ảnh hưởng tới quá trình tự sản xuất vitamin K2 của cơ thể.
Phối hợp vitamin D và vitamin K2
Bổ sung phối hợp vitamin D và vitamin K2 đem lại lợi ích trong phát triển chiều cao ở trẻ em, phòng chống còi xương, tăng mật độ khoáng chất trong xương đặc biệt ở cả phụ nữ sau mãn kinh, phụ nữ cao tuổi bị Alzheimer. Không những thế, các nghiên cứu về di truyền, phân tử, tế bào và trên người đều cho thấy bổ sung đủ vitamin D và vitamin K không chi có lợi cho sức khỏe xương mà còn cho sức khỏe tim mạch nữa.
Ngoài ra, vitamin K2 còn có tác dụng trung hòa lượng vitamin D, phòng chống ngộ độc vitamin D. Trong trường hợp cơ thể bị thiếu vitamin K2, nhưng lại bổ sung quá nhiều vitamin D, cơ thể sẽ không xử lý kịp lượng vitamin D mới được bổ sung vào, dễ dẫn đến các triệu chứng ngộ độc vitamin D.
Để hệ xương răng của trẻ chắc khỏe và trẻ đạt được tốc độ phát triển chiều cao tối ưu, bạn không nên bỏ qua vitamin K2. Bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm kết hợp vitamin K2 và D3 để tối ưu hiệu quả gắn canxi vào xương. Với trẻ lớn và trong giai đoạn ăn dặm, hãy tăng cường thực phẩm bổ dưỡng giàu vitamin K2 vào chế độ ăn của trẻ.
Để lại một câu trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.