Vitamin B rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của cả não và cơ thể, do đó cần bổ sung vitamin B cho trẻ mỗi ngày.
Vitamin B là gì?
Vitamin B là một vitamin thiết yếu của cơ thể, thuộc nhóm tan trong nước. Trong cơ thể, vitamin B giữ một vai trò quan trọng, liên quan đến quá trình trao đổi chất, các hoạt động và sự phát triển của hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả da và tóc. Vitamin B còn là nguyên liệu cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất, giúp cơ thể hấp thụ tạo năng lượng, điều hòa các phản ứng hóa học của các enzyme hay các protein.
Vitamin B có rất nhiều loại khác nhau như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12. Mỗi loại vitamin B lại có tác dụng khác nhau đối với cơ thể.
- Vitamin B1: Thiamine giúp thúc đẩy sự phát triển và củng cố các dây thần kinh và cơ của trẻ. Nó cũng giúp cơ thể chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng.
- Vitamin B2: Riboflavin thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Nó cũng hỗ trợ sản xuất năng lượng và chức năng hệ tiêu hóa.
- Vitamin B3: Niacin giúp cơ thể chuyển đổi chất béo và carbohydrate thành năng lượng mà cơ thể có thể sử dụng. Nó cũng hỗ trợ chức năng của hệ thống tiêu hóa và thần kinh cũng như duy trì làn da và tóc khỏe mạnh.
- Vitamin B5: Axit pantothenic được sử dụng trong quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate. Nó cũng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu và kích thích tố tuyến thượng thận điều chỉnh sự trao đổi chất, hệ thống miễn dịch và huyết áp, do đó bé cần được bổ sung vitamin B.
- Vitamin B6: Pyridoxine thúc đẩy sự phát triển trí não khỏe mạnh ở trẻ em. Nó cũng kết nối với các hóa chất như serotonin và norepinephrine, giúp điều chỉnh tâm trạng, chức năng bình thường của cơ thể và phản ứng với căng thẳng.
- Vitamin B7: Biotin thúc đẩy sự phát triển của tóc, móng và da khỏe mạnh. Nó cũng cần thiết trong quá trình trao đổi chất của cholesterol, axit amin và axit béo.
- Vitamin B9: Axit folic giúp hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cũng như góp phần sản xuất DNA thích hợp.
- Vitamin B12: Cyanocobalamin tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu, đồng thời thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh.
Dấu hiệu cơ thể trẻ thiếu vitamin B
Nếu thiếu vitamin nhóm B, trẻ thường có những biểu hiện sau:
- Thiếu vitamin B1: Trẻ lơ mơ, khó tập trung vì vitamin B1 đóng vai trò quan trọng cho việc biến đổi chất đường thành năng lượng cho não bộ.
- Thiếu vitamin B2: Trẻ thường vã mồ hôi khi phải tập trung vào trang sách hay màn hình máy tính.
- Thiếu vitamin B3: Trẻ hay bị đau đầu khi học tập vì vitamin B3 đóng vai trò phòng ngừa mạch máu trong não bộ co thắt bất ngờ. Trẻ cũng bị buồn nôn, râm ran ở bụng vì loại vitamin này còn có chức năng hỗ trợ tiêu hóa.
- Thiếu vitamin B6: Trẻ dễ bị xúc động vì vitamin B6 có nhiệm vụ ổn định dẫn truyền thần kinh.
- Thiếu vitamin B7: Trẻ biếng ăn, vẫn đói bụng khi đến bữa ăn nhưng dễ no ngang.
- Thiếu vitamin B9 (axit folic): Trẻ không hăng hái khi học tập vì đây là loại vitamin cần thiết cho chức năng tư duy.
- Thiếu vitamin B12: Trẻ mau mệt khi vận động vì vitamin B12 đảm nhiệm chức năng tải dưỡng khí cho cơ thể.
Như vậy, trẻ trong độ tuổi 4 – 5 tuổi, khi phải tiếp xúc với các bài học nhiều hơn, chuẩn bị rời trường mẫu giáo, bước vào bậc tiểu học sẽ cần được bổ sung đầy đủ vitamin B để đảm bảo việc học tập, tiếp thu được tốt hơn.
Vitamin nhóm B gồm nhiều loại khác nhau. Do vậy, ngoài việc nạp đủ liều vitamin B thì phụ huynh còn phải cân bằng tỷ lệ các loại vitamin B mà cơ thể trẻ hấp thu.
Trẻ em cần bao nhiêu vitamin B?
Mức vitamin B được khuyến nghị hàng ngày tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Liều lượng vitamin nhóm B được khuyến nghị hàng ngày dành cho trẻ dưới 4 tuổi:
- Vitamin B1 (thiamin): 0,5-0,7 mg
- Vitamin B2 (riboflavin): 0,6-0,8 mg
- Vitamin B3 (niacin): 8-9 mg
- Vitamin B5 (axit pantothenic): 3-5 mg
- Vitamin B6 (pyridoxine): 0,1-0,5 mg
- Vitamin B7 (biotin): 50-150 mcg
- Vitamin B9 (folate): 100-200 mcg
- Vitamin B12 (cyanocobalamin/ methylcobalamin): 2-3 mcg
Liều khuyến cáo bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ 4 tuổi trở lên:
- Vitamin B1 (thiamin): 1,5 mg
- Vitamin B2 (riboflavin): 1,7 mg
- Vitamin B3 (niacin): 20 mg
- Vitamin B5 (axit pantothenic): 10 mg
- Vitamin B6 (pyridoxine): 2 mg
- Vitamin B7 (biotin): 300 mcg
- Vitamin B9 (folate): 400 mcg
- Vitamin B12 (cyanocobalamin/ methylcobalamin): 6 mcg
Cách bổ sung vitamin B cho trẻ
- Vitamin B1 và B2: Nhu cầu của trẻ 1 – 3 tuổi là 0.5mg/ngày, trẻ 4 – 8 tuổi là 0.6mg/ngày. Nên bổ sung vitamin B1 và B2 từ ngũ cốc nguyên hạt, trứng, sữa và các loại rau màu xanh đậm,…
- Vitamin B3: Nhu cầu của trẻ 1 – 3 tuổi là 6mg/ngày và trẻ 4 – 8 tuổi là 8mg/ngày. Nên bổ sung vitamin B3 cho trẻ từ thịt gà, gan, cá, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…
- Vitamin B6: Nhu cầu của trẻ 1 – 3 tuổi là 0.5mg/ngày, trẻ 4 – 8 tuổi là 0.6mg/ngày. Nên bổ sung vitamin B6 từ đậu xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá ngừ, cá hồi, gan bò, ức gà, thịt bò xay, rau bina, khoai tây, dưa hấu,…
- Vitamin B9: Nhu cầu của trẻ 1 – 3 tuổi là 150mg/ngày, trẻ 4 – 8 tuổi là 200mg/ngày. Nên bổ sung vitamin B9 từ thịt, củ cải tía, ngũ cốc nguyên hạt, cá, các loại hỏa thuộc họ cam chanh, các loại đậu, gan và thận động vật, các loại rau xanh,…
- Vitamin B12: Nhu cầu của trẻ 1 – 3 tuổi là 0.9 μg/ngày, trẻ 4 – 8 tuổi là 1.2 μg/ngày. Nên bổ sung vitamin B12 từ thịt đỏ, chế phẩm từ sữa, cá, trứng, sò, gan, thận, tôm, cua,…
Vitamin nhóm B không tồn tại nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên và dễ bị phân hủy trong nước. Đồng thời, trẻ ít khi bị thiếu một loại vitamin nhóm B đơn độc mà bị thiếu nhiều loại cùng lúc. Vì vậy, việc bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ không dễ dàng, đặc biệt là với những trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém. Đó là lý do cha mẹ nên chọn lựa các sản phẩm viên uống bổ sung thêm vitamin B, kẽm, lysine,… để trẻ ăn ngon miệng hơn, phòng ngừa suy dinh dưỡng cho bé.
Để lại một câu trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.