Viêm lợi là vấn đề răng miệng rất phổ biến, hầu hết mỗi người chúng ta đều mắc phải, trong đó không ít trường hợp mắc bệnh kéo dài do không chăm sóc và điều trị tốt.

Bệnh viêm lợi: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh viêm lợi khiến bạn gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống

Viêm lợi là bệnh gì?

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Lợi được chia thành lợi tự do và lợi dính. Lợi tự do lại được chia thành lợi nhú và đường viền lợi. Đây là phần lợi ôm sát cổ răng và tạo với cổ răng một khe sâu gọi là rãnh lợi. Lợi dính là phần lợi cao 1,5mm bám dính vào chân răng ở trên và mặt răng ở dưới. Lợi bình thường rất săn chắc, có màu hồng nhạt, không sưng, không chảy máu và hơi thở thơm tho.

Bệnh viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu là tình trạng nhiễm trùng phần mô xung quanh răng, thường nhiễm trùng này là do vi khuẩn.

Khi vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng có thể gây ra bệnh. Đây là các nguyên nhân khiến lợi dễ bị tổn thương, điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Vi khuẩn phát triển phần lớn từ các mảng bám trên răng bao gồm cả mảng bám không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Tuy nhiên bệnh viêm lợi không nguy hiểm nó chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp.

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm lợi nhất, nguyên nhân là do bé không chủ động thường xuyên vệ sinh răng miệng, xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, nhai phải thức ăn cứng, hoặc do quá trình mọc răng….

Khi bị viêm lợi, nướu của chúng ta sẽ bị đỏ và sưng. Nhưng vì chủ quan nên là nó sẽ tự khỏi nên chúng ta dễ dàng bỏ qua và không có phương pháp điều trị kịp thời. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì sẽ bị rụng răng.

Bệnh viêm lợi còn liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác như:

  • Gây chảy máu lợi, viêm lợi do giảm sức đề kháng, thiếu Vitamin C.
  • Xương hàm biến dạng, răng mọc chậm, tổ chức răng thiếu bền vững.
  • Hoại tử niêm mạc miệng, bong hoặc khô lớp niêm mạc.

Những triệu chứng của bệnh

Lợi khỏe mạnh không bị viêm nhiễm là khi có màu hồng nhạt, không sưng đỏ, không bị chảy máu khi đánh răng, ăn uống hoặc dùng tay chạm nhẹ. Người có lợi khỏe mạnh thì hơi thở cũng thơm tho hơn, thường các kẽ răng không xuất hiện nhiều mảng bám. 

Dấu hiệu để nhận biết viêm lợi như sau:

  • Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, đỏ càng đậm vì viêm càng nghiêm trọng.
  • Lợi sưng đỏ, phì đại là tình trạng viêm lợi nặng.
  • Có mảng bám răng, cao răng xuất hiện nhiều nhất là ở các vị trí lợi sưng đỏ.
  • Viêm lợi khiến lợi tụt xuống khỏi chân răng, tổ chức chân răng lỏng.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu do viêm cùng với cao răng.
  • Dễ chảy máu tự nhiên khi ăn uống hay đánh răng.

Sức khỏe răng miệng kém cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể. 

  • Nếu viêm lợi không điều trị dứt điểm có thể trở thành bệnh nha chu gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình mọc răng trong tương lai ở trẻ.
  • Khi lợi bị viêm nặng kèm theo người bệnh có vấn đề về phổi, thì việc hít vi khuẩn từ miệng vào trong phổi cũng khiến tăng nguy cơ viêm phổi.
  • Bệnh nhân mắc tiểu đường thường gặp những vấn đề về răng miệng, nhiễm khuẩn. Ngược lại, tình trạng nhiễm khuẩn, viêm lợi cũng khiến cơ thể khó kiểm soát nồng độ đường máu hơn.
  • Đối với phụ nữ mang thai gặp những vấn đề về sức khỏe răng miệng thì nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn những thai phụ có sức khỏe răng miệng tốt.
Kem đánh răng Crest 3D White giúp răng sạch và khỏe hơn

Điều trị bệnh viêm lợi

Để đạt hiệu quả trong việc điều trị viêm nướu, cần phải loại bỏ mảng bám răng và cao răng. Trong một số trường hợp viêm nướu nhẹ, có thể tự chữa trị tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách như sử dụng bàn chải, nạo lưỡi, chỉ nha khoa, nước súc miệng. Đây là các biện pháp đem lại hiệu quả cao. Trong trường hợp bị chảy máu lợi nhiều, bệnh diễn tiến nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng các loại thuốc điều trị viêm lợi.

Dùng thuốc điều trị viêm lợi

Nước súc miệng là biện pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị viêm nướu. Bên cạnh các loại nước súc miệng có thể tự làm ở nhà như đã kể ở trên, bạn có thể cho trẻ sử dụng dung dịch nước súc miệng chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid… giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Khi bệnh viêm nướu đã trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): Có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí), mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răngnha chusâu răng
  • Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…): Giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm nướu răng.
  • Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau nướu răng.
  • Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…): Thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.

Điều trị tại nhà

  • Sử dụng muối: Nước muối có thể giúp làm dịu chỗ viêm, giảm đau, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa, cải thiện mùi hơi thở. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng nước muối quá thường xuyên hoặc ngậm nước muối quá lâu có thể làm men răng bị mòn do dung dịch muối có tính axit.
  • Nước cốt chanh chữa viêm lợi: Trong nước ép chanh có chứa thành phần kháng viêm, chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng rất hiệu quả. Hơn nữa, chanh chứa hàm lượng vitamin C cao có thể giúp nướu răng chống lại các bệnh viêm nhiễm. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt nước cốt chanh ra cốc, hòa thêm một chút muối, khuấy đều, sau đó thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
  • Dùng nước dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng làm trắng răng, giúp hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang. Súc miệng bằng dầu dừa có chứa axit lauric giúp làm tăng khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên, không nên nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng, trong dầu dừa có chứa các độc tố và vi khuẩn từ miệng di chuyển vào.
  • Dùng nước súc miệng bằng tinh dầu sả: Tinh dầu sả rất mạnh, vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi.
  • Sử dụng mật ong chữa viêm lợi: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng nên có tác dụng tốt trong điều trị nhiễm trùng nướu răng. Sau khi đánh răng, hãy chà xát một lượng nhỏ mật ong vào vùng nướu bị viêm, chỉ sau vài ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
  • Dùng lô hội: Áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày. Trẻ bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.

Cách phòng bệnh viêm lợi 

  • Vệ sinh răng miệng tốt 
  • Chải răng đúng cách
  • Súc miệng nước muối hàng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất một lần một ngày
  • Ăn uống đầy đủ vitamin và dưỡng chất
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời điều chỉnh các hoạt động bảo vệ răng miệng.

Những cách trên sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng của bệnh, nếu làm đúng cách có thể thuyên giảm nhanh. Nếu bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách và súc miệng đầy đủ nhưng chứng viêm lợi vẫn không giảm thì hãy đi khám ngay nhé.

Leave a reply