Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có thể gây ra các biến chứng rất nghiêm trọng nếu không được điều trị, nhưng bệnh vẫn có thể chữa khỏi bằng loại thuốc phù hợp.
Lậu là bệnh gì?
Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm rất phổ biến thông qua con đường tình dục, do một loại vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus gây nên. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện trong âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và đặc biệt là ở đường niệu đạo nam giới.
Bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và cổ họng. Đây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến và ngày càng gia tăng trong cộng đồng, đặc biệt ở thanh niên trong độ tuổi 15 – 24 tuổi.
Lậu nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ dẫn tới bệnh lậu mãn tính. Lậu mãn tính có những biến chứng rất nguy hiểm thường có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản.
Nguyên nhân gây bệnh lậu
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu là song cầu lậu Neisseria. Loại vi khuẩn này tồn tại ở vùng niêm mạc da ẩm thấp, nhạy cảm, dễ bị tổn thương như dương vật, hậu môn, miệng…
Khi quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy được vi khuẩn có dạng song cầu gram âm hình hạt cà phê đứng với nhau tạo thành cặp. Ở môi trường bên trong cơ thể, vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae có sức sống mãnh liệt, tuy nhiên ở môi trường bên ngoài vi khuẩn lậu thường chỉ tồn tại trong vòng vài phút. Tùy vào từng điều kiện môi trường và những chất tiếp xúc, mà khả năng tồn tại của vi khuẩn cũng khác nhau.
Con đường lây truyền bệnh lậu
- Bệnh lây qua đường tình dục là chủ yếu
- Lây gián tiếp thì hiếm gặp (như qua dụng cụ khám bệnh có dây mủ lậu chưa được tiệt trùng kỹ).
- Lây từ mẹ sang con (mẹ bị lậu không được phát hiện điều trị, trong cuộc đẻ con chui qua đường sinh dục bị dây mủ lậu bị lậu mắt).
Cơ chế bệnh sinh
Sau khi quan hệ với bạn tình có bệnh, vi khuẩn lậu có sức bám dính vào màng tế bào biểu mô trụ của đường tiết niệu sinh dục người lành, nên việc nhiễm bệnh xảy ra rất nhanh ngay sau khi quan hệ tình dục.
Những triệu chứng của bệnh lậu
Lậu có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ với những triệu chứng khác nhau và không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với những bệnh viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, vẫn có thể chú ý để nhận biết được những triệu chứng của bệnh lậu giai đoạn đầu như sau:
Bệnh lậu ở nam giới
- Chảy mủ ở bộ phận sinh dục
- Viêm niệu đạo
- Mông bị ngứa
- Đau họng
- Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
- Xuất hiện dịch vàng, trắng, xanh lá tiết ra ở dương vật
- Cảm giác đau, sưng tinh hoàn
Bệnh lậu ở nữ giới
Hầu hết nữ giới khi mắc lậu đều không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu có triệu chứng cũng là những triệu chứng nhẹ rất dễ nhầm với những bệnh nhiễm trùng khác như nhiễm trùng âm đạo, bàng quang. Chính vì vậy, chúng ta có thể phát hiện một số triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới khi đã chuyển qua giai đoạn nặng như:
- Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
- Tăng tiết dịch vùng âm đạo
- Chảy máu âm đạo giữa những chu kỳ kinh nguyệt.
Những triệu chứng xuất hiện ở cả nam và nữ như:
- Ngứa hậu môn
- Đau nhức
- Tiết dịch
- Chảy máu
- Đại tiện đau
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Bất kỳ ai có hoạt động tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh lậu. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, như:
- Những người quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.
- Người có nhiều bạn tình.
- Người mắc một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, hoặc HIV.
- Người quan hệ tình dục ở trạng thái không tỉnh táo (như sử dụng ma túy hoặc rượu), làm giảm khả năng sử dụng bao cao su đúng cách.
Thời gian ủ bệnh và các giai đoạn của bệnh lậu
Thời gian ủ bệnh được tính từ sau khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lậu cho đến khi các triệu chứng được biểu hiện rõ ra bên ngoài. Thông thường, thời gian ủ bệnh của bệnh lậu khá ngắn dao động trong khoảng từ 1 – 14 ngày. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà thời gian ủ bệnh khác nhau. Ngoài ra, thời gian ủ bệnh còn phụ thuộc vào độ mạnh yếu của vi khuẩn. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh chưa có những triệu chứng lâm sàng nhưng đã có thể lây truyền bệnh cho người lành. Cũng trong thời gian này, vi khuẩn có thể tấn công các cơ quan khác như niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng và cổ họng.
Bệnh lậu phát triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: vi khuẩn lậu xâm nhập vào niệu đạo. Sau 36 tiếng, vi khuẩn tấn công cơ thể và bắt đầu phát triển.
- Giai đoạn 2: vi khuẩn bắt đầu phát triển.
- Giai đoạn 3: các triệu chứng ban đầu của bệnh bắt đầu xuất hiện.
Các biến chứng thường gặp của bệnh lậu
Bệnh lậu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả nam và nữ, như: viêm hậu môn – trực tràng, viêm họng do lậu, viêm khớp do lậu, viêm quanh gan, biến chứng ở tim hay lậu mắt.
- Viêm hậu môn – trực tràng: do giao hợp đường hậu môn mà không sử dụng các biện pháp an toàn. Triệu chứng là đau, tiết dịch mủ ở hậu môn – trực tràng.
- Viêm họng do lậu.
- Viêm khớp do lậu: xảy ra đồng thời ở lậu cấp đường sinh dục.
- Biểu hiện ở da vùng sinh dục: có túi mủ, mụn mủ khu trú gần bộ phận sinh dục.
- Biến chứng toàn thân có thể có dát đỏ, ban mề đay, hồng ban.
- Viêm quanh gan, có thể có hội chứng Fitz-Hugh-Curtis (hội chứng thường gặp ở nữ giới, gây viêm quanh gan và có thể dẫn đến dính bao gan với phúc mạc).
- Lậu mắt: viêm kết mạc thường thấy ở trẻ sơ sinh do lậu (vi khuẩn lậu thường được truyền sang trẻ sơ sinh trong quá trình sinh con), có thể dẫn đến loét giác mạc, thủng giác mạc.
Ngoài ra, bệnh lậu còn có thể gây biến chứng ở tim như viêm nội mạc do lậu cầu khuẩn.
Điều trị bệnh lậu
Bệnh lậu có thể điều trị khỏi nếu chúng ta sử dụng phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh và bệnh nhân phải tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Bệnh lậu cũng cần được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Hai cách chữa bệnh lậu phổ biến hiện nay là:
Điều trị bệnh lậu bằng thuốc
Đây là phương pháp thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh lậu ở giai đoạn đầu, triệu chứng nhẹ và cần phải điều trị lâu dài, kiên trì thì mới đạt được hiệu quả. Thuốc điều trị là thuốc kháng sinh, ở dạng uống hoặc tiêm. Điều trị bệnh lậu bằng thuốc đang ngày càng khó khăn hơn do các biến thể kháng thuốc của bệnh tăng lên.
Điều trị bệnh lậu bằng kỹ thuật phục hồi gen DHA
Là phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này dựa trên nguyên lý kỹ thuật nhiệt điện trường tiên tiến và kỹ thuật bức xạ nhiệt tác động trực tiếp và vị trí xuất hiện vi khuẩn lậu một cách chính xác nhất.
Ưu điểm của phương pháp này là điều trị bệnh hiệu quả, triệt để, ngăn chặn hoàn toàn và tiêu diệt tận gốc sự phát triển của song cầu khuẩn lậu. Ngoài ra, phương pháp này không cần thực hiện thủ thuật, không gây đau đớn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ, thời gian điều trị và phục hồi nhanh, giảm công sức và chi phí trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc phải bệnh lậu cần có những thói quen sống sau đây để hỗ trợ cho quá trình điều trị thêm phần hiệu quả và nhanh chóng:
- Uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể và thúc đẩy quá trình bài tiết, góp phần làm sạch niệu đạo, đẩy vi khuẩn lậu ra khỏi cơ thể.
- Điều trị kết hợp cùng với vợ/chồng/đối tượng đang có quan hệ tình dục với bản thân.
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
- Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh.
- Có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, ngủ nghỉ đúng giờ để nâng cao đề kháng cho cơ thể.
- Vệ sinh thân thể thường xuyên, nhất là những nơi mà vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể.
Lậu là một bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của bản thân khi quan hệ tình dục và hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xét nghiệm khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Bạn cũng đừng nên ngại ngùng, lo lắng khi đến làm xét nghiệm, vì quá trình chẩn đoán, tư vấn và điều trị sẽ được giữ bí mật.
Leave a reply
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.