Gan nhiễm mỡ là bệnh rất phổ biến, bệnh diễn tiến âm thầm không có triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện sớm. Gan nhiễm mỡ không nguy hiểm nhưng trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tổn thương gan, xơ gan và ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo dư thừa trong gan. Gan vốn có chứa một lượng nhỏ chất béo. Khi chất béo vượt quá 10% sẽ cản trở hoạt động bình thường của gan.

Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu căn bản là không có hại, tuy nhiên triệu trứng viêm gan kéo dài có thể dẫn tới xơ gan và làm giảm chức năng của gan.

Những người uống nhiều rượu có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ. Nhưng gan nhiễm mỡ cũng có thể xảy ra ở những người không uống rượu. 

Có thể phân gan nhiễm mỡ thành 02 loại là:

  • Gan nhiễm mỡ do rượu (AFLD – Alcoholic fatty liver disease)
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD – Nonalcoholic fatty liver disease)

Gan nhiễm mỡ do rượu

Gan nhiễm mỡ do rượu liên quan đến việc sử dụng nhiều rượu bia. Gan là cơ quan lớn nhất bên trong cơ thể tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, dự trữ năng lượng và loại bỏ độc tố. Gan phân hủy hầu hết lượng rượu mà bạn uống để loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. Nhưng quá trình loại bỏ rượu có thể tạo ra các chất có hại làm hỏng tế bào gan.

Những chất này làm hỏng tế bào gan và thúc đẩy quá trình viêm. Gan nhiễm mỡ do rượu là giai đoạn sớm nhất của bệnh gan do rượu.

Theo số lượng rượu uống ngày càng nhiều, gan sẽ bị tổn thương và tiến triển thành các giai đoạn tiếp theo là viêm gan do rượu, xơ gan, suy gan và cuối cùng là ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ không do rượu

Gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng nhiễm mỡ gan ở những người không sử dụng rượu bia. Có hai loại là:

  • Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFL): Là tình trạng có chất béo trong gan nhưng gan không bị viêm hay tổn thương. Loại này thường không tiến triển gây biến chứng.
  • Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH): Là tình trạng có chất béo trong gan và gan bị viêm, tổn thương. Viêm gan có thể gây sẹo gan, xơ hóa, và cuối cùng tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Đồ uống có cồn: Nguyên nhân phổ biến nhất của gan nhiễm mỡ là uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn gây tổn thương gan dẫn đến suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ của gan.
  • Béo phì: Nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ ở người béo phì cao gấp nhiều lần người có trọng lượng bình thường. Cơ thể của người béo phì thường xuyên cung cấp chất béo vượt ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.
  • Mỡ máu cao: Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều thì hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, nếu vượt quá khả năng chuyển hoá của gan sẽ làm mỡ trong máu tồn đọng trong gan sinh ra gan nhiễm mỡ.
  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường bản chất là rối loạn chuyển hoá gluco, đường huyết cao sẽ tạo thành một lớp bao phủ khiến gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.
  • Sút cân quá nhanh: Sút cân quá nhanh khiến cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein làm cho triglyceride tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ gây thừa mỡ trong gan.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị mỡ máu, lao phổi có thể có tác dụng phụ gây tổn thương gan, làm gan nhiễm mỡ.
Sử dụng quá nhiều rượu bia gây ra bệnh

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh

Biểu hiện của gan nhiễm mỡ qua tưng giai đoạn

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn nhẹ nhất, ít nguy hiểm, không có biểu hiện gì nên rất khó phát hiện bệnh. Lượng mỡ trong gan chiến khoảng 5 – 10% tổng trọng lượng lá gan. Nên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi.

Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn tích tụ, nuôi bệnh. Lượng mỡ trong gan chiếm 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan nên đã xuất hiện những biểu hiện như chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi… Những biểu hiện này rất phổ thông nên bệnh nhân thường chủ quan, không đi kiểm tra sức khoẻ nên bệnh có cơ hội phát triển nặng thêm và nhanh chóng chuyển biến xấu sang giai đoạn 3.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh, lượng mỡ chiếm tới 20 – 30% tổng trọng lượng lá gan. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng. Ngoài ra bệnh nhân còn bị rối loạn nội tiết tố, một số ít bệnh nhân nam phát triển tuyến vú, cương dương. Nữ giới thì tắc rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Bệnh ở giai đoạn này không thể chữa trị được, chỉ điều trị giảm nhẹ và phòng tránh biến chứng dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Những biến chứng của bệnh

Bản thân gan nhiễm mỡ không nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị, người bị gan nhiễm mỡ có thể bị biến chứng gan và các tình trạng khác.

Các biến chứng gan của gan nhiễm mỡ là:

  • Viêm gan: Gan bị viêm, tổn thương.
  • Xơ hóa gan: Mô sẹo hình thành nơi gan bị tổn thương.
  • Xơ gan: Mô sẹo mở rộng, thay thế cho mô khỏe mạnh làm chậm hoạt động của gan.
  • Suy gan: Chức năng gan suy giảm, khó phục hồi.
  • Ung thư gan: Ung thư gan là giai đoạn tiến triển nhất của bệnh gan. Đây cũng là loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. 

Các biến chứng khác của gan nhiễm mỡ:

Giảm cân, sử dụng nhiều rau củ là cách hỗ trợ bệnh hiểu quả

Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Không có thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ nhưng mỡ gan, viêm và các tổn thương gan sớm có thể đảo ngược nhờ cơ thế tự phục hồi của gan. Cách điều trị hiệu quả nhất là thay đổi lối sống để quản lý các yếu tố góp phần gây ra gan nhiễm mỡ.

Đối với bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, quan trọng nhất là ngừng uống rượu.

Đối với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tùy vào thuộc vào tình trạng y tế của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.

  • Giảm cân: Bắt buộc phải giảm cân với những người béo phì bị gan nhiễm mỡ. Giảm cân an toàn khoa học sẽ làm giảm tổn thương gan, cải thiện đề kháng Insulin. Tránh các cách giảm cân cấp tốc bởi nó sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn.
  • Xem xét sử dụng vitamin E: Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không bị đái tháo đường có thể sử dụng Vitamin E để cải thiện tình trạng viêm. Tuy nhiên vitamin E không được sử dụng để điều trị gan nhiễm mỡ với những bệnh nhân nam có tiền sử hoặc gia đình bị ung thư tiền liệt tuyến.
  • Kiểm soát rối loạn lipid máu: Các statin không chuyển hoá kéo dài qua gan có thể kiểm soát rối loạn lipid máu, giảm gan nhiễm mỡ.
  • Tiêm phòng virus: Tiêm phòng viêm gan A, B, C đầy đủ sẽ giúp bạn phòng tránh được virut gây tổn thương gan.

Nếu gan nhiễm mỡ tiến triển, gây ra biến chứng thì việc điều trị sẽ bao gồm điều trị các tình trạng này bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu xơ gan gây suy gan nặng, có thể cần ghép gan.

Cách phòng ngừa bệnh

Gan nhiễm mỡ có thể phòng ngừa được bằng một lối sống sinh hoạt lành mạnh. Bạn nên:

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Uống rượu bia điều độ.
  • Tiêm phòng vaccine, đặc biệt là vaccine viêm gan A và viêm gan B. Viêm gan C chưa có vaccine vì vậy bạn nên có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ.
  • Cần thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc, thảo dược không rõ nguồn gốc. Khi sử dụng thuốc, nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Quản lý tốt các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Quan trọng nhất là bạn nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Trong các bài kiểm tra sức khỏe định kỳ luôn bao gồm các xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra chức năng gan. Phát hiện sớm gan nhiễm mỡ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa các biến chứng cho gan.

Leave a reply