Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau, tình trạng da này gặp cả ở trẻ em và người lớn. Bệnh chàm (eczema) có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của như thẩm mỹ của người bệnh.

Bệnh chàm
Bệnh chàm gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho bạn

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là một nhóm các tình trạng làm cho da bị viêm hoặc kích ứng. Loại phổ biến nhất là viêm da dị ứng hoặc chàm thể tạng. Bị nhiễm bệnh, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng như ngứa nghiêm trọng (đặc biệt vào ban đêm), da khô và có vẩy màu đỏ đến nâu nhạt, các vết bớt nhỏ gây chảy nước nếu bị trầy xước. Những triệu chứng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông.

Chàm chiếm 1/4 trên tổng số các bệnh ngoài da và có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và thẩm mỹ người mắc bệnh. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, thường gặp nhất ở đầu gối, khuỷu tay hoặc cẳng tay, cũng như mặt, cổ, cổ tay, da đầu, cánh tay, chân, ngực và lưng.

Các loại bệnh chàm

Bệnh chàm có nhiều loại khác nhau và mỗi loại bệnh lại có những triệu chứng và yếu tố kích thích riêng. Bác sĩ có thể căn cứ vào loại ban phát và vị trí xuất hiện trên cơ thể  để xác định loại chàm mắc phải, bao gồm:

  • Viêm da cơ địa
  • Viêm da tiếp xúc
  • Chàm dạng tổ đỉa
  • Chàm bàn tay
  • Viêm da thần kinh
  • Chàm thể đồng tiền
  • Viêm da ứ đọng

Những triệu chứng của bệnh

Triệu chứng ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, phát ban ngứa có thể dẫn đến tình trạng chảy nước, đóng vảy, chủ yếu ở mặt, nếp da (kẽ da) và da đầu. Biểu hiện cũng có thể xuất hiện trên cánh tay, chân, lưng và ngực của trẻ.

Triệu chứng ở trẻ nhỏ

Trẻ em và thanh thiếu niên khi mắc bệnh thường bị phát ban ở những vị trí như khuỷu tay, sau đầu gối, trên cổ/trên cổ tay, mắt cá chân. Phát ban chuyển thành vảy và khô.

Tình trạng phát ban thường xảy ra trên mặt, mặt sau của đầu gối, cổ tay, bàn tay hoặc bàn chân. Da có thể xuất hiện tình trạng rất khô, dày hoặc có vảy. Ở những người da trắng, những vùng da này có thể bắt đầu hơi đỏ và sau đó chuyển sang màu nâu. Ở những người da sẫm màu, bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến các sắc tố da, làm cho vùng bị ảnh hưởng sáng hơn hoặc sẫm màu hơn.

Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh chàm da

Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm da. Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh được nhiều nhà khoa học công nhận đó là sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi bị các chất gây kích ứng tác động.

Ở những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch chỉ tấn công virus, vi khuẩn, hay một số tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh chàm, hệ miễn dịch bị rối loạn nên không thể phân biệt được protein trong cơ thể và protein lạ. Chính vì thế, dẫn đến tình trạng tấn công cả tế bào cơ thể và gây bệnh.

Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh chàm da phổ biến nhất:

  • Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Những người mắc bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô thường mắc bệnh chàm, nhất là những đối tượng mắc bệnh dưới 30 tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Bệnh chàm có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị bệnh chẳng hạn như bố mẹ hoặc anh chị em, thì trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những trẻ khác.

Bên cạnh đó, một số yếu tố gây kích hoạt bệnh có thể kể đến như yếu tố như:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột như độ ẩm thấp đột ngột, chuyển từ lạnh sang nóng sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi và gây ra bệnh chàm.
  • Phấn hoa.
  • Bụi bẩn
  • Do cơ thể đổ nhiều mồ hôi: Những trường hợp này nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có thể dẫn tới bội nhiễm gây tổn thương da nghiêm trọng.
  • Sợi vải từ quần áo, đồ gia dụng có thể là tác nhân gây kích ứng bệnh chàm da,…
  • Hóa chất gia dụng chẳng hạn như các loại chất tẩy rửa, xà phòng, các loại kem bôi, các loại nước hoa cũng là những tác nhân gây bệnh.
  • Sự căng thẳng: Khi bạn căng thẳng sẽ tác động đến nội tiết tố và là một trong những nguyên nhân gây kích thích các triệu chứng của bệnh chàm. 
  • Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, hay một số món ăn chế biến sẵn,… có thể là nguyên nhân gây kích thích bệnh chàm và làm cho những biểu hiện của bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Những biến chứng của bệnh chàm

  • Ngứa là triệu chứng nặng nề nhất của viêm da dị ứng, sau đó là mẩn đỏ và khô da. 
  • Đau da là một triệu chứng mới được đánh giá cao của viêm da dị ứng.
  • Rối loạn giấc ngủ xảy ra ở khoảng 60% trẻ viêm da dị ứng và cha mẹ của trẻ mắc bệnh này có nguy cơ ngủ ít hơn trung bình 6 giờ mỗi đêm, cao hơn 4-8 lần so với cha mẹ chăm sóc trẻ khỏe mạnh. 15-30% người lớn mắc viêm da dị ứng gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ bao gồm: Mất ngủ, buồn ngủ ban ngày và mệt mỏi, đồng thời đánh giá rối loạn giấc ngủ là triệu chứng nặng nề nhất của viêm da dị ứng.
  • Nhập viện do bùng phát viêm da dị ứng và các bệnh nhiễm trùng kèm theo có liên quan đến việc giảm 8,3 năm tuổi thọ so với dân số chung. Ngoài thời gian nhập viện, nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào cũng tăng nhẹ ở những người mắc bệnh này. Bệnh chàm có ảnh hưởng cao nhất đến số năm sống liên quan đến tàn tật đối với bệnh nhân mắc bệnh ngoài da trên toàn thế giới.

Bệnh chàm không thể lây nhiễm từ người này sang người khác được. Nguyên nhân gây bệnh chàm có thể là do gene và môi trường sống tác động, không liên quan tới lây nhiễm.

Mặc dù bệnh chàm không lây từ người này sang người khác nhưng có thể lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể của một người như tay chân, bẹn, trán… Ngoài ra, bệnh chàm còn có khả năng di truyền. Nếu mẹ bầu mang thai mắc bệnh chàm thì khả năng con bị di truyền bệnh cũng rất cao.

Kem trị viêm da Fucidin H Leo 15g

Điều trị bệnh chàm

Bệnh chàm thường không nguy hiểm nhưng thời gian mắc bệnh kéo dài, gây khó chịu, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Việc chọn thuốc không đúng và dùng thuốc không đúng cách sẽ làm cho bệnh nặng thêm hoặc kéo dài, thậm chí là không khỏi được.

Điều trị với mục đích là làm dịu và ngăn biểu hiện ngứa, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Theo đó, một số điều bạn có thể làm nhằm giảm bớt các triệu chứng, bao gồm:

Bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại kem và thuốc mỡ có corticosteroid để giảm viêm. Nếu khu vực bị nhiễm trùng, bạn có thể sẽ cần dùng thuốc kháng sinh. Các lựa chọn khác bao gồm điều trị hóa chất làm giảm ngứa, quang trị liệu (sử dụng tia cực tím). Khi bệnh trở nên dai dẳng và kháng trị thì có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc sinh học như Azathioprine (Azasan), Methotrexate, Mycophenolate mofetil (CellCept), Thuốc ức chế phosphodiesterase (thuốc mỡ Eucrisa), Ruxolitinib (kem Opzelura), Upadacitinib (Rinvoq) hoặc Cyclosporin… các loại thuốc này cần có sự theo dõi.

Tại nhà bạn có thể:

  • Sử dụng kem/thuốc mỡ/sáp dưỡng ẩm làm dịu tình trạng viêm và duy trì độ ẩm cho da, giúp da mau lành.
  • Kem hydrocortisone và thuốc kháng histamin giúp giảm mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy. Bạn chỉ nên thoa hydrocortisone lên các phần da bị chàm 4 lần/ngày trong 7 ngày. Tránh xa mắt, trực tràng và bộ phận sinh dục. Lưu ý, hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang mang thai hoặc cho con bú. 
  • Đắp gạc ướt.
  • Thư giãn và tập thiền.

Ngăn ngừa, phòng bệnh chàm tái phát

Một số mẹo có thể giúp bạn ngăn ngừa bùng phát hoặc khiến bệnh chàm không trở nên tồi tệ hơn:

  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm đột ngột.
  • Duy trì không khí mát mẻ giúp cơ thể không đổ mồ hôi hoặc quá nóng để giảm ngứa.
  • Kiểm soát căng thẳng, dành thời gian thư giãn, tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát căng thẳng và tăng tuần hoàn.
  • Tránh mặc trang phục bằng các chất liệu dễ xước như len, vải bố,…
  • Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc dung môi mạnh.
  • Chú ý và tránh dùng các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.

Nếu con trẻ có nhiều khả năng bị bệnh chàm do tiền sử gia đình, bạn nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu đời hoặc lâu hơn nếu có thể. Các bác sĩ khuyên bạn nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất đến 6 tháng (tốt nhất là 1 năm) khi bạn cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Em bé cũng cần được bảo vệ khỏi các chất gây dị ứng tiềm ẩn như lông vật nuôi, ve và nấm mốc.

Bệnh chàm không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được bệnh. Việc điều trị nhằm mục đích giảm các cơn ngứa, các mảng vảy, tình trạng khô nứt da,…; nặng hơn là tình trạng bội nhiễm và giảm thiểu các cơn tái phát cấp tính của bệnh.

Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh chàm da, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị kịp thời và ngăn chặn nguy cơ lây lan sang những vùng da khỏe mạnh trên cơ thể. 

Leave a reply