Bé mọc răng biếng ăn là nỗi ám ảnh của cả gia đình bởi những chiêu thức dỗ dành cũng vô tác dụng. Vậy làm thế nào để bé không bị sụt cân? Mẹ hãy bỏ túi và áp dụng ngay những “tuyệt chiêu” dưới đây để trẻ biếng ăn không còn là nỗi ám ảnh.

Bé mọc răng biếng ăn mẹ khỏi lo nếu có tuyệt chiêu này

Giai đoạn trẻ hay mọc răng

Trước khi tìm hiểu “chiêu thức” khắc phục tình trạng mọc răng biếng ăn mẹ bỉm nên biết thời kỳ mọc răng của bé. Từ đó chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và những giải pháp dinh dưỡng phù hợp.

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ thường sẽ mọc răng vào tháng thứ 6 và kết thúc khi được 2-3 tuổi. Thời kỳ mọc 2 răng đầu mất khoảng 4-8 tháng. Sau đó là 6-8 răng hàm kéo dài khoảng 9-13 tháng.

Bé mọc răng từ tháng thứ 6 trở đi.

Khi mọc răng bé thường xảy ra những vấn đề như:

  • Lợi bị sưng tấy và đỏ.
  • Bé có thể sốt và mệt mỏi.
  • Con quấy khóc hơn bình thường, ít nô nghịch mà bám mẹ hơn.
  • Bé lười ăn, bỏ bú, phần lợi sưng đau.

Do đó, bố mẹ cần phải nắm bắt được tâm lý bé, kết hợp với việc chăm sóc khéo léo để tránh tình trạng biếng ăn kéo dài dẫn đến sụt cân hoặc suy dinh dưỡng.

Vì sao trẻ mọc răng biếng ăn?

Mọc răng là quá trình phát triển mà mọi em bé đều phải trải qua. Theo Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ, khi được 3 tuổi, con sẽ có đủ 20 chiếc răng. Điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ ăn được nhiều loại thức ăn. Tuy nhiên trước đó quá trình mọc răng sẽ phải trải qua rất nhiều đau đớn và tình trạng biếng ăn là điều không thể tránh khỏi. Vậy tại sao trẻ mọc răng biếng ăn?

Các chuyên gia cho biết khi chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên phần nướu của trẻ sẽ bị sưng nứt, tấy đỏ. Từ đó gây nhiều đau đớn, khiến con không muốn tiếp nhận thức ăn.

Ngoài ra còn một lý do khác nữa là khi mọc răng các enzyme trong cơ thể sẽ tập trung nhiều ở nướu. Kết quả là lượng enzyme tiêu hóa sụt giảm. Trẻ chán ăn, lười bú.

Không chỉ thế quá trình mọc răng có những trường hợp ngoại lệ như bị tiêu chảy, sốt, ho… cũng có thể khiến bé lười ăn hơn mức bình thường.

Mọc răng gây nhiều đau đớn nên bé lười ăn.

Dấu hiệu nhận biết bé mọc răng biếng ăn

Nắm rõ dấu hiệu bé đang mọc răng sẽ giúp các mẹ có cách chăm sóc phù hợp. Cụ thể khi bị biếng ăn do lợi sưng tấy, trẻ sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Lợi sưng đỏ thậm chí nhiều con còn bị viêm, loét gây nhiều đau đớn.
  • Bé chảy nước dãi nhiều hơn, lười nhai và nuốt thức ăn.
  • Phần cằm và miệng nổi ban, sưng tấy.
  • Nhiều bé có thể bị sốt, tiêu chảy hoặc ho, sổ mũi.
  • Trẻ không muốn ăn hoặc chỉ tiếp nhận thức ăn có độ nhão cao.
  • Con lười bú, không chịu ăn dù được dỗ ngọt.
  • Ngoài ra cơ thể bé còn mệt mỏi, quấy khóc, ngủ ít và hay bứt rứt khó chịu.

Nếu trẻ có những dấu hiệu ở trên thì rất có thể là do tình trạng mọc răng biếng ăn gây ra. Lúc này mẹ cần lưu ý thực hiện biện pháp dinh dưỡng sao cho phù hợp.

Bé mọc răng biếng ăn thường kéo dài bao lâu?

Giống như bệnh tật, quá trình mọc răng cũng có tác động tiêu cực đến sự thèm ăn ở trẻ. Hầu hết các bé mọc răng đều có xu hướng lười ăn, bỏ bú. Vậy trẻ mọc răng sẽ biếng ăn trong bao lâu?

Theo các chuyên gia, thời gian mà trẻ mọc răng biếng ăn không dài, thường chỉ kéo dài từ 3-5 ngày. Khi những chiếc răng nhú lên khỏi lợi, trẻ sẽ có thể thèm ăn trở lại. Tuy nhiên khoảng thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa bé.

Nếu đề kháng tốt, quá trình mọc răng ít chịu đau đớn trẻ sẽ chỉ biếng ăn trong vòng vài ngày. Nhưng nếu sức khỏe kém hơn, thời gian biếng ăn sẽ kéo dài.

Bé sẽ mọc răng biếng ăn từ 3 – 5 ngày.

Bé mọc răng biếng ăn làm sao để cải thiện?

Trẻ mọc răng biếng ăn là hiện tượng phổ biến vì vậy cha mẹ cần phải chăm sóc đúng cách để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao?

Cung cấp nhiều nước cho bé

Đau khi mọc răng là nguyên nhân chính khiến trẻ chán ăn. Vì thế mẹ nên chú ý bổ sung đủ nước. Khi bị thiếu nước, trẻ dễ suy nhược, ảnh hưởng sức khỏe và quá trình phục hồi sau khi mọc răng.

Vệ sinh khoang miệng

Bé mọc răng biếng ăn phụ huynh nên vệ sinh lợi bằng khăn xô mềm và muối sinh lý. Điều này giúp con tránh được nguy cơ nhiễm trùng sau khi mọc răng.

Ngoài ra mẹ cũng hạn chế cho bé dùng núm ti giả hoặc ngậm bình sữa khi đang đi ngủ. Bởi vì điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, phát triển.

Làm dịu tình trạng sưng tấy

Đau nhức là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chán ăn khi đang mọc răng. Vì vậy để con cải thiện mẹ hãy massage vùng lợi bằng khăn xô mềm. Để bé giảm bớt cảm giác khó chịu, kích thích ăn uống ngon hơn.

Hoặc mẹ có thể vệ sinh răng, nướu bằng nước lá hẹ để tăng khả năng sát khuẩn đồng thời làm mát vùng nướu. Từ đó đem đến cảm giác dễ chịu, kích thích các bé nhai, nuốt tốt hơn.

Dành thời gian chơi đùa cùng con

Với trẻ biếng ăn do đang mọc răng cha mẹ hãy nên bình tĩnh và dành thời gian chăm sóc con nhiều. Bé sẽ cảm nhận tình yêu của mẹ thông qua cái ôm hoặc những giờ chơi đùa. Đây là mẹo hay để con vượt qua thời kỳ “khủng hoảng”.

Mẹ nên chơi với bé nhiều hơn.

Bé mọc răng biếng ăn nên ăn uống như thế nào?

Giai đoạn mọc răng chế độ dinh dưỡng đóng vai trò lớn với sự phát triển của bé. Vì vậy lúc này việc chọn và chế biến thức ăn sao cho phù hợp là điều mà các mẹ bỉm quan tâm. Cụ thể:

Thời kỳ mọc răng cửa

Thời kỳ trẻ mọc răng cửa kéo dài từ 6-10 tháng tuổi. Khi 4 chiếc răng cửa mọc lên, trẻ sẽ hay đưa ngón tay lên cắn. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở nướu cộng thêm cơ thể mệt mỏi đã khiến các con lười ăn hơn mức bình thường.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này mẹ không cần quá lo lắng vì thức ăn của bé chủ yếu là sữa. Vì thế nếu con không có hứng thú với cháo hoặc bột mẹ hãy tăng cường lượng sữa mỗi ngày.

Đồng thời bổ sung thêm các bữa phụ như khoai tây chiên, bánh pudding để giải tỏa cơn ngứa và kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

Giai đoạn mọc răng nanh

Những chiếc răng nanh mọc lên là khi trẻ được 10-16 tháng tuổi. Lúc này con sẽ khóc nhiều vì đã nhận thức được việc mọc răng. Một số trẻ có thể trạng yếu còn dễ bị sốt, đi ngoài phân lỏng, cơ thể yếu đi.

Để hạn chế tình trạng bé mọc răng biếng ăn trong giai đoạn này, chuyên gia khuyến cáo mẹ nên chia nhỏ bữa ăn. Cụ thể mỗi lần chỉ nên cho bé ăn ½ thức ăn mỗi ngày. Điều này sẽ giúp các bé đỡ chán và không gây nhiều áp lực cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong khẩu phần ăn mẹ nên loại bỏ đồ ăn thô, cứng, thay vào đó là các món dễ nuốt như canh, cháo, súp…

Tăng cường các loại nước ép trái cây để bổ sung nước và nên chế biến thật kỹ thực phẩm khó tiêu như thịt nạc, trứng, khoai tây…

Nếu trẻ có hiện tượng ngứa nướu và hay gặm đồ, mẹ hãy luộc chín loại rau củ để bé cầm nắm và tự làm nhỏ thức ăn.

Thức ăn mềm để bé tự nhai.

Thời kỳ mọc răng hàm

Trẻ mọc răng hàm từ 16-29 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, để khắc phục được tình trạng biếng ăn mẹ phải đầu tư nhiều hơn. Ngoài các món ăn chứa nhiều dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa mẹ nên học cách trang trí món ăn sao cho hấp dẫn.

Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng cho bé trong giai đoạn này là thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, đậu phụ, hải sản; thực phẩm giàu kẽm và selen như thịt bò, ngũ cốc; thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ,… Ngoài ra mẹ cũng không nên cho bé ăn món quá nóng hoặc lạnh. Vì chúng có thể cản trở quá trình phát triển của răng.

Thực đơn “hấp dẫn” cho trẻ mọc răng biếng ăn 

Với bé mọc răng biếng ăn mẹ có thể thử một vài thực đơn dưới đây.

Giai đoạn từ 4-8 tháng tuổi

  • Thời kỳ này mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn hoặc dùng thêm sữa công thức.
  • Với bé ăn dặm mẹ nên xay nhuyễn và trộn đều cháo với sữa hoặc nước hoa quả để đảm bảo dinh dưỡng.
  • Bên cạnh đó chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng, cháo ngũ cốc và thức ăn mềm.

Giai đoạn 8-10 tháng

  • Ở giai đoạn này thực đơn của bé cần phải chia nhỏ.
  • Mẹ nên tăng cường thức ăn nghiền nhuyễn  như đậu hũ, khoai tây, bí đỏ, thịt bằm.
  • Sau mỗi bữa cơm bé cần bổ sung thêm nước hoa quả như cam ép, táo ép…

Giai đoạn từ 11-13 tháng

  • Với giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn các loại rau củ, quả.
  • Thay vì nghiền hoặc đem xay nhuyễn mẹ hãy luộc hoặc hấp mềm để bé tập nhai.
  • Một số thực phẩm thích hợp cho trong giai đoạn này là khoai lang hấp, bắp cải luộc, đậu quả, su su…

Giai đoạn 13-16 tháng

  • Ở giai đoạn này việc lên thực đơn cho bé mọc răng biếng ăn sẽ đơn giản hơn. Mẹ chỉ cần lựa chọn những món salad dễ ăn như dưa chuột, rau mầm, xà lách kết hợp với chút nước sốt chua ngọt.
  • Ngoài ra để đổi khẩu vị, mẹ cũng có thể cho bé ăn những món dễ nuốt như nui, bún, miến kèm theo lượng đạm từ thịt, cá và tôm.
Salad trộn rau củ cho bé.

Giai đoạn từ 2-3 tuổi

  • Ở thời kỳ răng mọc hoàn thiện mẹ nên xây dựng thực đơn nhiều món. Có thể dùng bánh mì, bún, miến, phở kèm theo các loại rau luộc và hấp.
  • Hãy bố trí sao cho thật đẹp mắt để bé cảm thấy hứng thú hơn.

Trên đây là những tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục tình trạng bé mọc răng biếng ăn tại nhà. Hy vọng với kiến thức này mẹ sẽ có thể đồng hành cùng bé “vượt chướng ngại vật” thành công.

Nguồn: fitobimbi.vn.