Bệnh viêm khớp là một bệnh lý phổ biến, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ dính khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là hạn chế tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Các triệu chứng khác có thể có đó là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp.

Căn bệnh này xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là ở người già.

Bất kỳ khớp nào trên cơ thể chúng ta đều có thể bị viêm. Tùy thuộc vào vị trí bị bệnh mà có các thuật ngữ trong y học như viêm khớp gối, viêm khớp háng, viêm khớp vai, viêm khớp ngón tay, ngón chân…

Bệnh viêm khớp mang tới cho bạn nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Bệnh viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng viêm tại khớp, xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là: viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA)

  • Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp-sụn là mô bao bọc các đầu xương có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương có thể dẽ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp. Vì vậy khi bị viêm xương khớp làm các khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường. Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ đặc biệt là sau các chấn thương tại khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp là một bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, vị trí tổn thương đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp là các màng hoạt dịch, sau đó làm rối loạn các thành phần khác trong khớp. Đối tượng thường mắc viêm khớp dạng thấp là phụ nữ trên 40 tuổi.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có nguyên nhân riêng.

Nguyên nhân bởi quá trình lão hóa

Tuổi tác càng cao thì xương khớp càng bị thoái hóa, suy yếu. Hiện tượng này diễn ra mạnh mẽ ở lớp sụn bao bọc quanh khớp khiến cho lớp sụn bị mỏng đi. Do vậy mà các đầu xương có hiện tượng ma sát mạnh hơn khi vận động dẫn đến tổn thương, sưng đau khớp.

Nguyên nhân do chấn thương

Bệnh viêm khớp có thể phát triển sau một chấn thương kéo dài ở khớp, dây chằng, gân, cơ hay phần mềm quanh khớp. Các vận động viên thể thao, người lao động nặng nhọc rất dễ bị bệnh vì nguyên nhân này.

Nguyên nhân do béo phì

Ở những người bị béo phì, các khớp chịu nhiều áp lực hơn nên có tốc độ lão hóa nhanh và dễ bị viêm khớp.

Do ít vận động

Sự phát triển của công nghệ và nhịp sống hiện đại khiến con người ngày càng ít vận động. Điều này làm tăng nguy cơ bị béo phì, tim mạch và các bệnh lý về xương khớp, trong đó bao gồm cả bệnh viêm khớp.

Lao động nặng nhọc, không đúng tư thế

Khuân vác vận nặng quá mức, đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ khiến cơ xương khớp bị co cứng, phù nề, lâu ngày tiến triển thành viêm khớp.

Do thời tiết

Nhiệt độ lên xuống thất thường làm ảnh hưởng đến độ nhớt của dịch khớp và khả năng tuần hoàn máu đến các khớp. Đặc biệt là trong mùa đông dịch khớp đặc quánh lại khiến cho ổ khớp không được bôi trơn ở mức cần thiết. Điều này khiến khớp dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và đau nhức.

Do di truyền

Yếu tố di truyền cũng có liên quan đến sự phát triển của căn bệnh này, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, nếu trong gia đình có tiền sử bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh viêm khớp cao.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp

Các triệu chứng của viêm xương khớp thay đổi, tùy thuộc vào các khớp bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng trầm trọng như thế nào. Một số triệu chứng thường gặp nhất của viêm xương khớp bao gồm:

  • Đau, đau nhức và cứng khớp
  • Khớp dường như to hơn và có nhiều ‘nốt nhỏ’ hơn bình thường
  • Cảm giác nứt hoặc kêu kèn kẹt khi bạn di chuyển khớp
  • Giảm chức năng hoặc hạn chế khả năng di chuyển khớp
  • Yếu và mất cơ xung quanh vùng bị đau
  • Các chai xương, có thể hình thành khi xương chà xát nhau

Nếu bạn bị viêm xương khớp ở khớp đầu gối, bạn có thể thấy rằng chúng ‘bị đứt’ bên dưới hoặc khó duỗi thẳng chân. Có khả năng cả hai đầu gối sẽ bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp trừ khi nó xảy ra do chấn thương hoặc tình trạng trước đó mà chỉ ảnh hưởng một đầu gối.

Nếu bị viêm xương khớp ở bàn tay, bạn có thể bị bạn có thể bị chai cứng ở bề mặt của khớp Điều này có thể làm khớp ngón tay bị cứng, đau, sưng, đau nhức và đỏ, vì vậy làm những việc như đánh máy hoặc chơi piano có thể gây đau. viêm xương khớp thường ảnh hưởng đến phần dưới ngón cái, ngón tay và khớp ngón giữa.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp

Điều trị nội khoa

Các thuốc được dùng trong điều trị bệnh viêm khớp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo bậc của tổ chức y tế thế giới. Giảm đau bằng sử dụng paracetamol.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Tác dụng giảm đau, giảm viêm khớp.

Thuốc được sử dụng như: meloxicam, ibuprofen, diclofenac…

  • Các thuốc có tác dụng chống thoái hóa tác dụng chậm như: Glucosamine.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng trong trường hợp bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Vật lý trị liệu

  • Tập vận động khớp: Hạn chế tình trạng cứng khớp, dính khớp. Tập vận động khớp theo tầm vận động của khớp. Chú ý: Khi có viêm cấp thì không nên vận động nhiều, qua đợt viêm cấp có thể tập vận động.
  • Siêu âm trị liệu: Có tác dụng giảm viêm.
  • Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt lạnh trong đợt viêm cấp, khi đỡ viêm dùng nhiệt nóng để tăng nuôi dưỡng khớp.

Thay đổi lối sống

  • Duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên tập thể dục.
  • Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, hạn chế tiếp xúc với những nơi ẩm thấp.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế stress, thư giãn cơ thể và ngủ đủ giấc giúp hạn chế tình trạng viêm khớp.
  • Hạn chế ăn chất béo no, tăng cường ăn ngũ cốc và các loại rau xanh và các chất chứa nhiều canxi, vitamin D.

Để duy trì hệ xương khớp chắc chắc ngoài việc có một cuộc sống lành mạnh còn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho xương khớp như: Glucosamine, omega 3, collagen. Những chất trên thường có nhiều trong thực phẩm chúng ta dùng hằng ngày nhưng chúng ta luôn không cung cấp đủ chúng và một điều nữa là khi cơ thể chúng ta lớn tuổi sẽ không còn hấp thu được hết các chất dinh dưỡng trên.

Một cách đơn giản nhất là bổ sung bằng thực phẩm chức năng bằng đường uống. không chỉ thuận tiện, nhiều tiện ích mà còn giúp bạn phòng chống lại nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm tại đây: Thực phẩm bảo vệ xương khớp

Leave a reply