Collagen có nhiều vai trò quan trọng khác nhau, chiếm tới hơn 20% lượng protein trong cơ thể. Collagen có mặt ở trong gân, cơ, xương, da và được ví như là chất keo kết nối các bộ phận trong cơ thể con người.

Collagen có công dụng gì đối với sức khỏe
Collagen giúp làn da của bạn trẻ đẹp hơn

Collagen là gì?

Collagen là cấu trúc protein chính trong không gian ngoại bào có mặt ở nhiều mô liên kết trong cơ thể. Có thể coi nó như là chất kết dính giữ tất cả những thứ này lại với nhau.

Collagen được cấu thành từ 4 loại acid amin: Glycine, Proline, Hydroxyproline, Arginine. Từ các acid amin tổng hợp nên 3 chuỗi polypeptid xoắn kép. Collagen chiếm thành phần lớn trong các cấu trúc quan trọng như 70% lớp hạ bì của làn da, 20% xương, 50% khớp, xấp xỉ 100% giác mạc.

Có ít nhất 16 loại collagen với bốn loại chính là loại I, II, III và IV. Chúng bao gồm:

  • Collagen loại 1. Loại này chiếm đại đa số collagen trong cơ thể và được tạo thành từ các sợi dày đặc. Có tác dụng cung cấp cấu trúc cho da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
  • Collagen loại 2. Loại này được tìm thấy trong sụn đàn hồi, có tác dụng đệm cho khớp.
  • Collagen loại 3. Có vai trò trong việc hỗ trợ cấu trúc của cơ, cơ quan và động mạch.
  • Collagen loại 4. Loại này có nhiều trong các lớp da.

Khi già đi, cơ thể sản xuất collagen ít hơn và chất lượng thấp hơn. Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy là làn da trở nên kém săn chắc và mềm mại. Sụn ​​cũng yếu dần theo tuổi tác. Sau 20 tuổi, cơ thể sản xuất ít hơn khoảng 1% lượng collagen trong da mỗi năm sau đó.

Công dụng của collagen

Tốt cho xương khớp

Việc bổ sung Collagen hàng ngày giúp cho xương của bạn dày đặc hơn, làm chậm quá trình giòn xương và kích thích quá trình tạo xương, giảm và ngăn ngừa đau khớp. Đặc biệt ở những người tuổi trung niên xương trở nên loãng, xốp, giòn và dễ gãy.

Đối với những người gặp vấn đề về khớp gối như viêm khớp gối hay thoái hóa khớp gối liên quan đến vận động, collagen dạng uống có thể hoạt động như một loại thuốc giảm đau nhẹ và cải thiện các triệu chứng, chức năng khớp gối có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả này có thể thấy được sau khi sử dụng đều đặn collagen hàng ngày trong 3 – 6 tháng.

Collagen và sức khỏe làn da

Tác dụng của collagen với da là một chất làm đầy. Giúp giải thiện nhiều vấn đề của da đặc biệt loại bỏ các rãnh nhăn, nếp nhăn trên da. Collagen giúp da trở nên căng mọng hơn, duy trì sự săn chắc, độ đàn hồi nhờ các mô liên kết và tăng sức khỏe của da.

Quá trình tiếp xúc với tia cực tím UV, khói bụi, môi trường ô nhiễm cũng sẽ khiến tác dụng của collagen đối với làn da của bạn giảm đi, dẫn đến nếp nhăn, vết đen, đốm đồi mồi, da khô và chảy xệ, mất độ đàn hồi của da. Thế nên, việc duy trì bổ sung collagen cho da là vô cùng cần thiết. Bởi duy trì bổ sung collagen có thể giúp chống lại sự tổn thương do tia cực tím UV gây ra, tăng cường sức khỏe cho da.

Khi bước sang tuổi 20, việc sản xuất collagen mới trong cơ thể cơ thể của chúng ta bắt đầu giảm đi. Collagen trong cơ thể hiện tại có thể dần bị phá vỡ, ảnh hưởng tới độ đàn hồi của da. Các bác sĩ da liễu thường sử dụng biện pháp tiêm collagen bổ sung collagen cho da.

Collagen giúp tăng khối lượng cơ và xương

Tăng khối lượng cơ

Sự kết hợp của các chất bổ sung collagen peptide và tập luyện sức mạnh có thể giúp tăng khối lượng và sức mạnh cơ bắp. Khi kết hợp chế độ luyện tập và bổ sung collagen hàng ngày sẽ cho kết quả có sự cải thiện tích cực đối với khối lượng cơ và sức khỏe cơ bắp.

Giảm cân và làm khỏe tóc, móng

Uống collagen có thể làm tăng sức mạnh của móng tay bằng cách ngăn ngừa giòn. Ngoài ra, nó có thể kích thích tóc và móng của bạn mọc dài hơn. Việc bổ sung collagen có thể thúc đẩy giảm cân và trao đổi chất nhanh hơn

Tốt cho tim

Trong một nghiên cứu về tác dụng của Collagen Tripeptide đối với chứng xơ vữa động mạch ở người khỏe mạnh kéo dài 6 tháng, 31 người trưởng thành khỏe mạnh được bổ sung 16 gam collagen mỗi ngày. Họ đã giảm đáng kể số đo độ cứng của động mạch khi kết thúc nghiên cứu.

Ngoài ra, mức cholesterol HDL (một loại cholesterol tốt cho tim mạch) của những người tham gia nghiên cứu cũng tăng trung bình 6%. HDL là một yếu tố quan trọng trong đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tim, bao gồm cả chứng xơ vữa động mạch.

Giúp tăng khả năng phục hồi

Collagen có khả năng duy trì tính toàn vẹn của sụn, tạo ra một lớp màng bảo vệ xương khớp. Ngoài ra, collagen còn giúp tăng tốc độ chữa lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương ngoài da như sẹo hoặc các tổn thương ở xương khớp.

Những yếu tố tác động vào collagen

Các chất dinh dưỡng giúp tăng sản xuất collagen

Tất cả collagen bắt đầu dưới dạng procollagen. Cơ thể tạo ra procollagen bằng cách kết hợp hai axit amin là glycine và proline. Quá trình này sử dụng vitamin C. Bạn có thể giúp cơ thể sản xuất loại protein quan trọng này bằng cách bổ sung nhiều chất dinh dưỡng sau:

  • Vitamin C. Vitamin C là chất có nhiều trong trái cây họ cam quýt, ớt chuông và dâu tây.
  • Proline. Proline là chất có nhiều trong lòng trắng trứng, mầm lúa mì, các sản phẩm từ sữa và nấm.
  • Glyxin. Glyxin có nhiều trong các loại da động vật như da lợn, da gà và các loại thực phẩm chứa protein khác nhau.
  • Đồng. Đồng được tìm thấy trong thịt nội tạng, hạt vừng, bột ca cao, hạt điều và đậu lăng.
  • Ngoài ra, cơ thể cũng cần protein chất lượng cao chứa các axit amin cần thiết để tạo ra protein mới. Chúng được tìm thấy trong thịt, hải sản, sữa, các loại đậu và đậu phụ.

Collagen được tìm thấy trong các thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Ví dụ, nó được tìm thấy nhiều trong da gà, da lợn và nước hầm xương được làm bằng cách đun sôi xương gà và các động vật khác.

Xem thêm: Thực phẩm giàu collagen bổ sung cho cơ thể

Những thứ làm hỏng collagen

  • Đường và tinh bột có thể cản trở khả năng tự phục hồi của collagen. Do đó, hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ thêm đường và tinh bột.
  • Nhận quá nhiều ánh nắng mặt trời. Bức xạ của tia cực tím sẽ giảm sản xuất collagen, vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.
  • Tuổi già: Khi bạn già đi, việc sản xuất collagen sẽ suy giảm một cách tự nhiên.
  • Hút thuốc lá làm suy giảm collagen và gây lão hóa da, nếp nhăn và mất độ đàn hồi theo các nghiên cứu về tác động của thuốc lá đối với da.

Lưu ý khi sử dụng collagen

Vì cơ thể sản xuất collagen giảm 1-1,5% mỗi năm kể từ khi trưởng thành, bạn có thể cân nhắc việc bổ sung collagen khi bắt đầu bước sang tuổi 20.

Không có khuyến cáo cụ thể về liều dùng từ các chuyên gia y tế. Việc dùng liều bao nhiêu được các nhà sản xuất quy định rõ trên bao bì sản phẩm và bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn trên nhãn.

Hầu hết, mọi người sẽ không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nếu uống collagen. Trong 1 vài trường hợp hiếm gặp, người sử dụng collagen có thể gặp các tác dụng phụ như: miệng có vị khó chịu, ợ chua, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, nếu nghi ngờ có thể bị dị ứng bất kỳ sản phẩm bổ sung collagen nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chế phẩm này.

Leave a reply

Tags: