Bệnh tự miễn là một trong những căn bệnh phổ biến có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh khó chữa dứt điểm nên cần được phát hiện và điều trị sớm nhằm ngăn chặn các biến chứng.

Bệnh tự miễn

Bệnh lý tự miễn là gì?

Bệnh tự miễn là bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch không phân biệt được thành phần của cơ thể mình (tự kháng nguyên) với những chất lạ (kháng nguyên), làm kích hoạt bạch cầu sản xuất ra các tự kháng thể tấn công các tế bào của chính mình.

Tùy thuộc vào hệ cơ quan mà hệ thống miễn dịch tấn công sẽ gây ra các bệnh lý tương ứng. Bệnh miễn dịch rất đa dạng (đã ghi nhận có hơn 100 bệnh), có những bệnh chỉ đơn giản là một bệnh lý như tiểu đường tuýp 1 nhưng có những rối loạn miễn dịch sẽ gây ra bệnh hệ thống ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể như Lupus ban đỏ. Do vậy người bệnh sẽ luôn cần sự chăm sóc y tế đặc biệt.

Bệnh thường bắt gặp phổ biến ở người trẻ tuổi (từ 20 – 40 tuổi), nữ giới thường mắc bệnh tự miễn nhiều hơn nam giới; người già và trẻ em thì ít mắc hơn. Bệnh có thể tiến triển theo từng đợt, từ cấp độ nhẹ đến cấp độ nặng và phức tạp hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý tự miễn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn

Vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được căn nguyên gây ra bệnh tự miễn. Một số yếu tố sau được đánh giá là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh như:

  • Môi trường sống ô nhiễm: Hệ miễn dịch có thể bị tổn hại một cách trực tiếp từ việc nhiễm độc hóa chất (như thủy ngân, chì, thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu,…) Lúc này, các mô của cơ thể bị tổn hại và biến đổi khiến hệ thống miễn dịch không phân biệt được với các kháng nguyên bên ngoài, dẫn đến bệnh tự miễn. Đặc biệt là bệnh Lupus ban đỏ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện môi trường sống ô nhiễm.
  • Xáo trộn vi khuẩn đường ruột: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai quá mức khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch.
  • Nhiễm trùng: Là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh tự miễn như viêm cột sống, sốt thấp khớp,… Hệ miễn dịch nhầm lẫn tế bào cơ thể với vi trùng và tấn công vào các tế bào đó.
  • Thiếu hụt vitamin D: vitamin D có vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, như vậy việc thiếu hụt vitamin D làm suy giảm hệ miễn dịch.

Các loại bệnh tự miễn thường gặp

Theo thống kê có hơn 100 bệnh được biết đến, sau đây là một số các bệnh tự miễn thường gặp:

  • Đái tháo đường type 1: các tế bào tuyến tụy bị tấn công gây ra giảm nồng độ Insulin của cơ thể, khiến glucose không thể đi vào tế bào.
  • Viêm khớp dạng thấp: hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể tấn công vào các màng bao quanh khớp, làm cho khớp bị kích ứng gây nên tình trạng viêm. Điều này nếu kéo dài sẽ gây biến dạng khớp vĩnh viễn.
  • Vảy nến: thời gian hình thành và phát triển các tế bào da nhanh hơn bình thường gây nên tình trạng viêm da mạn tính với những mảng bám màu trắng hoặc bạc bong trên da.
  • Viêm khớp vảy nến: xuất hiện tình trạng tự miễn khớp trên bệnh nhân vảy nến.
  • Xơ cứng bì: các tế bào tấn công vào mô trên da gây nên tình trạng sản xuất nhiều collagen trong mô liên kết gây tích tụ và xơ hóa các cơ quan dẫn tới tổn thương tim, phổi, thận.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: các tế bào miễn dịch gắn vào các mô khắp cơ thể gây nên tình trạng suy yếu các cơ quan.
  • Bệnh viêm ruột: các tế bào tấn công vào hệ thống tiêu hóa gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hai loại chủ yếu của bệnh này là viêm loét đại tràng và bệnh ruột Crohn.
  • Suy tuyến thượng thận (Addison): các tế bào gây bệnh ở tuyến thượng thận gây ra suy giảm chức năng, từ đó ảnh hưởng đến các chức năng cân bằng nước và điện giải của cơ thể.
  • Bệnh Basedow: hệ thống miễn dịch kích thích tuyến giáp sản sinh ra hormone giáp nhiều hơn nhu cầu cơ thể gây ra hiện tượng cường giáp.
  • Hội chứng Sjogren: là rối loạn mô cơ xương và mô liên kết gây nên tình trạng rối loạn chức năng các tuyến ngoại tiết trong cơ thể.
  • Viêm tuyến giáp Hashimoto: các kháng thể tấn công vào các tế bào tuyến giáp khiến các tế bào không thể thực hiện chức năng của mình. Điều này làm cho hormone tuyến giáp giảm gây ra suy giáp.
  • Nhược cơ: hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào thần kinh cơ khiến cho cơ không còn bộ phận chỉ đạo gây nên suy yếu cơ.
  • Bệnh Celiac: hệ miễn dịch không cho phép cơ thể hấp thu các thực phẩm chứa gluten.
Tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp

Dấu hiệu nhận biết bệnh tự miễn

Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà các triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau.

  • Cơ, xương, khớp: đau nhức cơ bắp, thay đổi hình dạng xương, yếu và rối loạn vận động hệ cơ xương, viêm khớp, đau khớp, cứng khớp.
  • Hệ tiêu hóa: xuất hiện ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng âm ỉ, nôn máu, đi ngoài phân đen, tiêu chảy, táo bón.
  • Tổn thương da: ngứa, phát ban, mụn nước, da khô, xuất hiện vảy.
  • Hệ thần kinh: chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Các dấu hiệu khác: tim đập nhanh, thở nhanh, đau ngực, khó thở, thay đổi thân nhiệt.

Các phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay mặc dù đã có nhiều loại thuốc và kỹ thuật mới ra đời để điều trị bệnh tự miễn xong cũng mới chỉ điều trị được triệu chứng của bệnh mà chưa thể khỏi hoàn toàn. Tuy không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng điều trị giúp:

  • Kháng viêm bằng thuốc Corticoid.
  • Kiểm soát quá trình tự miễn dịch thông qua thuốc hoặc chế phẩm sinh học.
  • Duy trì khả năng chống bệnh tật của cơ thể.
  • Giảm các triệu chứng và biến chứng có thể có.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc giảm đau: điều trị đau khớp, đau bụng, đau đầu.
  • Thuốc chống viêm: giảm tình trạng viêm nhiễm ở khớp, da, cơ…
  • Tiêm insulin: bổ sung insulin ngoại sinh giúp đưa glucose vào tế bào.
  • Bổ sung hormone tuyến giáp hoặc dùng thuốc kháng giáp để duy trì cơ thể ở trạng thái bình giáp.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: một số loại thuốc tùy từng bệnh trong đó có corticoid. Người bệnh thường phải sử dụng liều cao dài ngày nên sẽ xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
  • Globulin miễn dịch tiêm đường tĩnh mạch: tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu.

Không sử dụng thuốc

  • Truyền máu nếu cơ thể xuất hiện thiếu hồng cầu.
  • Truyền tiểu cầu nếu cơ thể giảm chỉ số đông máu.
  • Vật lý trị liệu giúp các hệ thống cơ, xương, khớp hoạt động hiệu quả.
  • Tâm lý hành vi: giúp người mắc các bệnh tự miễn suy nghĩ tích cực để điều trị tốt, tránh trạng thái tâm lý không ổn định như trầm cảm, lo âu.

Cách phòng tránh bệnh

  • Để phòng tránh các bệnh tự miễn và bảo vệ hệ miễn dịch, thì cần duy trì một chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi điều độ và hạn chế hút thuốc lá.
  • Không để mình quá béo hoặc béo phì vì béo cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vẩy nến.
  • Cần duy trì việc khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm nhằm phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm, trong đó có các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Đồng thời bạn cũng cần thường xuyên vận động chọn cho mình môn thể thao phù hợp để luyện tập đều đặn mỗi ngày.
  • Khi được phát hiện mình bị tự miễn bạn nên đi khám ngay để được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp, không nên tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mọi người cần tìm hiểu và nâng cao ý thức bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể bằng những phương pháp đơn giản hàng ngày ở trên. Nếu có bất kỳ

Leave a reply