Gai đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp thường xảy ra khi xương khớp, cột sống bị thoái hóa. Nếu không được điều trị, các gai này sẽ lớn, làm chèn ép rễ thần kinh, ảnh hưởng cấu trúc cơ gây nên cơn đau dữ dội cho người bệnh.

Gai đốt sống cổ
Gai đốt sống cổ

Gai đốt sống cổ là bệnh gì?

Gai đốt sống cổ (gai cột sống cổ) là bệnh lý được hình thành từ thoái hóa đốt sống cổ, khi các sụn khớp hao mòn và xẹp đĩa đệm. Hệ thống dây chằng nối hai ống đốt sống cổ bị chùng giãn. Lúc này, cơ thể sẽ tăng cường bổ sung canxi nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa thân đốt sống.

Lâu ngày, sự lắng đọng canxi hình thành nên các gai xương. Các mỏm xương thường mọc ra quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị ở mặt trước và bên của vùng cột sống cổ. Nếu không được điều trị, lâu dần người bệnh sẽ bị những cơn đau cổ và vai gáy hành hạ, hạn chế chức năng hoạt động cổ, sau đó có thể dẫn đến biến chứng bại liệt.

Thông thường, bệnh gai đốt sống cổ thường xảy ra do sự lão hóa của xương khớp. Vì vậy, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, nhất là những người từ 55 tuổi trở ra.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều người có lối sống thiếu khoa học, chế độ sinh hoạt, làm việc không hợp lý nên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Gai đốt sống cổ xuất phát từ hai nguyên nhân, thoái hóa tự nhiên và các bệnh lý liên quan.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp dễ dẫn đến việc kích thích hình thành các tế bào xương mới và gây lắng đọng ở khu vực bị tổn thương, dẫn tới hình thành các gai xương.

Lắng đọng canxi

Khi cơ thể dư thừa canxi, không thể chuyển hóa và hấp thụ được sẽ khiến xẹp đĩa đệm. Khi đó các đốt sống giãn ra và hình thành nên những mỏm gai xương xung quanh cột sống. Nguyên nhân này thường diễn ra ở người cao tuổi.

Thoái hóa cột sống cổ

Quá trình thoái hóa khiến sụn khớp hao mòn dẫn, đĩa đệm xẹp xuống và thoát vị dẫn tới sự biến đổi hình thái về cột sống và các tổ chức xung quanh đĩa đệm, hình thành nên các gai xương.

Do chấn thương vùng cổ

Thường gặp ở những người chơi thể thao quá sức, vận động sai cách, hay mang vác nặng, tai nạn… Những chấn thương này khiến xương bị nứt, gãy, cọ xát. Theo thời gian xương tự làm lành lại và sự dư thừa canxi trong quá trình làm lành hình thành nên gai xương.

Hiện nay, gai cột sống ngày càng trẻ hóa trong độ tuổi dưới 40. Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố di truyền, béo phì, thói quen sinh hoạt và làm việc.

  • Người có mang gen di truyền, xương đốt sống và đĩa đệm yếu hơn người bình thường.
  • Tình trạng thừa cân béo phì làm cột sống gánh thêm nhiều áp lực.
  • Những tư thế sai trong sinh hoạt hằng ngày cũng đang ngầm đe dọa đến sức khỏe cột sống, nhân viên văn phòng ngồi máy tính không đúng cách, ngửa cổ hoặc ngủ ngồi đều có nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống cổ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

  • Cơn đau cổ ê ẩm, liên tục.
  • Đau vùng vai gáy, nhức mỏi bả vai.
  • Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, thậm chí lan xuống các ngón tay.
  • Hạn chế vận động ở cổ, cứng cổ mỗi khi thức dậy, không quay đầu sang trái hoặc sang phải được mà phải xoay cả người.
  • Đau nửa đầu, đau buốt lên đỉnh đầu.
  • Một số triệu chứng gai cột sống khác thường chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Nếu bệnh kèm theo bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ có thể chèn ép nặng các rễ thần kinh, gây nên bại liệt một hoặc cả hai cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.

Biến chứng nguy hiểm của gai đốt sống cổ

Sự xuất hiện của các gai xương dọc theo đốt sống cổ sẽ dẫn tới những cơn đau nhức, ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu không được can thiệp kịp thời, gai cột sống cổ có thể trở nặng, kích thích hàng loạt vấn đề bệnh tật như:

  • Hội chứng chèn ép tủy cổ
  • Động mạch cột sống thân nền
  • Hội chứng tổn thương cổ, vai, cánh tay
  • Hội chứng cổ vai
  • Ảnh hưởng tới tủy sống, trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị mất kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Có thể bị hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu não, khó thở.
Luyện tập là cách hỗ trợ chữa và phòng bệnh hiểu quả

Điều trị gai đốt sống cổ

Điều trị không dùng thuốc

Đối với những trường hợp bệnh nhân là người trẻ và chưa bị nặng có thể áp dụng một số phương pháp như: mát xa, vật lý trị liệu, chườm nóng, chườm lạnh, điện xung…. Các phương pháp này thường mang tính hỗ trợ giúp giảm bớt cơn đau, có thể kết hợp với phương pháp điều trị nội khoa theo y học hiện đại.

Vật lý trị liệu

Là các bài tập trị liệu giúp kéo dãn đốt sống, cột sống; xoa bóp; châm cứu, bấm huyệt,….vùng cổ giúp tăng khả năng cử động của đốt sống cổ. Ngoài ra phương pháp này còn giúp thư gian các đốt sống và tăng sự linh hoạt cho phần xương khớp. Đây cũng được xem như một cách khắc phục hiệu quả và đơn giản.

Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm lạnh giúp cải thiện tình trạng  đau nhức ở ngay vùng đốt sống cổ. Từ đó giúp người bệnh dễ dàng trong việc hoạt động hơn. Còn nước ấm có tác dụng giãn nở mạch máu, kích thích lưu thông máu và giúp giải phóng áp lực ở vùng cổ vai gáy. Tuy nhiên hai cách ngày chủ yếu dừng lại ở việc giúp người bệnh giảm cơn đau nhất thời.

Điều trị gai đốt sống cổ bằng thuốc

Sử dụng thuốc tây giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng đau nhức khó chịu, đây là một phương pháp phổ biến. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc được sử dụng đối với bệnh này như:

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng giúp người bệnh giảm đau nhanh và thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc có chứa steroid
  • Thuốc kháng sinh dành riêng cho bệnh gai đốt sống cổ
  • Thuốc giãn cơ: Sử dụng trong trường hợp gai xương đã chèn lên dây thần kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.

Phẫu thuật gai đốt sống cổ

Trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn gai đốt sống cổ không mang lại hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc tới phương án phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ gai xương: Loại bỏ trực tiếp gai xương và các mô gây chèn ép dây thần kinh, tạo không gian các dây thần kinh cột sống và hạn chế các triệu chứng thần kinh.
  • Phẫu thuật thông qua vết mổ phía trước cổ: Loại bỏ các gai xương xung quanh đĩa đệm đốt sống cổ thông qua vết mổ ở phía trước cổ.
  • Phẫu thuật thông qua vết mổ phía sau cổ: Cắt bỏ một phần xương ở gần cột sống để giảm áp lực lên tủy sống và hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở tủy.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì tập thể dục thể thao thường xuyên và phù hợp. Những bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp các cơ và đốt sống được linh hoạt hơn. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt có lợi cho sức khỏe để hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Leave a reply