Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý về da phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì. Bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây ra thương tổn trên da mặt, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Mụn trứng cá: nguyên nhân và cách điều trị
Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là bệnh gì?

Mụn trứng cá là dạng bệnh nang lông tuyến bã, với các tổn thương da do sự tăng tiết chất bã nhờn, đọng lại ở các lỗ chân lông, kèm theo hiện tượng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Bệnh có thể gây ra các đốm đỏ, mụn nhọt ở bất kì đâu trên cơ thể, đặc biệt là trên mặt, vai, lưng, cổ, ngực và vùng cánh tay trên.

Mụn trứng cá thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mụn trứng cá tuổi dậy thì, hay người có cơ địa da dầu. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, tuy không nguy hiểm, nhưng mụn trứng cá có thể để lại các vết thâm, sẹo trên da khiến người bệnh rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ti trong giao tiếp, giảm hiệu quả công việc.

Trong mọi trường hợp, mụn trứng cá cần được điều trị sớm, đúng và đủ tại các cơ sở y tế để làm giảm mức độ nghiêm trọng, ức chế bệnh hoàn toàn. Từ đó, ngăn ngừa và giảm sự mất thẩm mỹ do sẹo mụn gây ra.

Các loại mụn trứng cá thường gặp

Bệnh mụn trứng cá có thể được phân loại tùy theo kích thước, màu sắc và mức độ đau sưng của từng loại mụn. Trong đó, các loại mụn sau đây xuất hiện tương đối rộng rãi:

  • Mụn đầu trắng: mụn dưới da, nhỏ và li ti.
  • Mụn đầu đen: rõ ràng hơn, xuất hiện trên bề mặt da và có màu đen. Đây là hệ quả của sự oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da.
  • Mụn mủ: xuất hiện rõ trên bề mặt da, có màu đỏ và có mủ trắng ở đầu. Loại mụn này thường sưng tấy và thường để lại thâm sau khi lấy nhân mụn.
  • Mụn hạch: nhìn rõ trên bề mặt da, thường có kích thướng lớn, cứng và gây đau, khó chịu.
  • U nang: xuất hiện rõ trên bề mặt da, mụn to, đau và nhiều mủ, có thể gây ra sẹo trên da khi lấy nhân mụn.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Lỗ chân lông kết nối với tuyến dầu dưới da, các tuyến này sản xuất chất lỏng gọi là bã nhờn. Bã nhờn có thể mang các tế bào da chết thông qua các nang lên bề mặt da.

Tuy nhiên, khi những nang này bị tắc nghẽn, dầu nhờn cũng tích tụ lại dưới da. Khi đó, các tế bào da chết, bã nhờn… sẽ tích tụ và kết lại với nhau. Lâu ngày, vị trí này có thể bị vi khuẩn xâm nhiễm, gây sưng và dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá.

Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra mụn trứng cá có tên là Propionibacterium acnes (P. acnes). Đây là vi khuẩn sống kí sinh trên da và là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra mụn.

Yếu tố gây tắc nghẽn lỗ chân lông

Một loạt các yếu tố nội tiết có thể kích thích sự phát triển của mụn trứng cá, trong đó, nguyên nhân chính là sự gia tăng nồng độ Androgen.

Khi nồng độ androgen này tăng cao, các tuyến dầu dưới da cũng phát triển mạnh mẽ và mở rộng, tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Khi lượng bã nhờn được sản xuất quá mức, chúng sẽ phá vỡ các thành tế bào trong lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, rất nhiều yếu tố khác bao gồm:

  • Mỹ phẩm
  • Căng thẳng về tinh thần, về công việc…
  • Mệt mỏi kéo dài, thường xuyên thức khuya
  • Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột, nhiều đường cũng có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, uống quá nhiều sữa bò và sản phẩm từ sữa cũng có tác động tương tự.
  • Uống rượu bia, thuốc lá
  • Trang điểm nhiều khiến lỗ chân lông bị bít tắc thời gian dài.
Chăm sóc da hằng ngày là cách bảo vệ da hoàn hảo

Những dấu hiện của bệnh

Dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cả phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Một cách nhận biết mụn trứng cá bao gồm:

  • Mụn đầu trắng – nằm trong lỗ chân lông kín
  • Mụn đầu đen – nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn chuyển sang màu sậm khi gặp không khí bị oxy hóa
  • Mụn đỏ, viêm – nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ
  • Mụn mủ – mụn đỏ có mủ ở đầu mụn
  • Mụn bọc – mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau
  • Mụn nang – mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ và thường rất đau.

Khi điều trị muộn, hay chữa không đúng cách bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng có thể gặp phải như:

  • Sẹo: biến chứng da rỗ (sẹo mụn) và da dày (sẹo lồi) có thể tồn tại lâu dài sau khi mụn đã lành.
  • Da thay đổi: sau khi hết mụn, vùng da bị ảnh hưởng có thể sẫm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc sáng hơn (giảm sắc tố) so với thời điểm trước khi bị mụn.

Phương pháp điều trị mụn trứng cá

Điều trị mụn cái trứng cá phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của mụn:

Mụn trứng cá nhẹ

Người bệnh có thể sử dụng các loại kem, sữa rửa mặt hoặc thuốc điều trị tại chỗ không kê đơn để trị mụn. Những thành phần phổ biến có trong kem và gel trị mụn bao gồm:

  • Benzoyl peroxide: giúp làm khô mụn, ngăn mụn mới hình thành và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
  • Axit salicylic: giúp tẩy tế bào chết trên da, ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc nghẽn do vi khuẩn gây mụn.

Mụn trứng cá ở mức vừa

Nếu sau vài tuần điều trị mụn không kê đơn mà triệu chứng vẫn không hết, người bệnh nên đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa sẹo.

Nếu bị mụn trứng cá ở mức vừa phải, bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn nên dùng:

  • Benzoyl peroxide (liều dùng theo toa)
  • Thuốc kháng sinh (như erythromycin hoặc clindamycin)
  • Retinoids (như retinol)

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất một loại thuốc kháng sinh uống hoặc thuốc ngừa thai nội tiết tố để giúp kiểm soát mụn trứng cá.

Thông thường, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn, vì vậy cơ thể không hình thành sức đề kháng và cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

Mụn trứng cá ở thể nặng

Với tình trạng mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể đề nghị điều trị kết hợp một hoặc nhiều biện pháp sau:

  • Kháng sinh uống
  • Benzoyl peroxide
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ
  • Retinoids tại chỗ

Bác sĩ da liễu cũng có thể đề nghị sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết hoặc isotretinoin uống hay còn gọi là Accutane. Đây là một loại vitamin A được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá mức độ nặng. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ chỉ kê đơn khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Cách phòng tránh mụn

Các chuyên gia da liễu đã tổng hợp và đưa ra một số lời khuyên để phòng tránh sự phát triển của tình trạng này, bao gồm:

  • Rửa mặt với tần suất vừa đủ. Không nên rửa với xà phòng, sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày. Điều này sẽ làm mất cân bằng pH trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Không chà xát da tại các vị trí đang nổi mụn, điều này sẽ khiến nhiễm trùng bị đẩy vào sâu trong da hơn, gây, tắc nghẽn, sưng đỏ và viêm đau nghiêm trọng.
  • Tránh chạm vào mặt một cách tối đa.
  • Giữ điện thoại cách xa mặt khi nói chuyện điện thoại, vì trên điện thoại có khả năng chứa vi khuẩn.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi thoa kem, tẩy tế bào chết hoặc trang điểm.
  • Đối với mụn ở lưng, vai hoặc ngực, nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát khi ở nhà, hạn chế ra ngoài.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì nó có thể kích thích da sản xuất nhiều bã nhờn hơn và khiến mụn hình thành. Hãy sử dụng kem chống nắng.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng… vì đây cũng là nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá.
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… vì chúng dễ gây kích ứng làn da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá.
  • Tăng cường ăn thực phẩm từ tự nhiên, không chất bảo quản và ít chất béo như rau củ quả, trái cây tươi và uống đủ nước để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho da.

Những sản phẩm tốt cho da bạn có thể tham khảo tại đây:

Mụn nếu không được điều trị có thể dẫn tới sẹo, trầm cảm và stress. Việc điều trị mụn sớm và đúng cách là rất quan trọng để có thể đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế hoặc ngăn ngừa sẹo.

Leave a reply