Mụn là bệnh ngoài da thường gặp ở bất cứ giới tính nào và đem lại nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Mụn xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể gây sưng tấy và đau nhức ở một số loại. Vậy mụn có những loại nào?

Các loại mụn thường gặp trên da
Mụn trên da có nhiều dạng khác nhau

Mụn là gì?

Mụn là những nốt có kích thước khác nhau, nổi cộm trên da. Thông thường sẽ xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, cổ, ngực, mông và bộ phận sinh dục,…

  • Các nốt mụn không gây đau (thuộc tình trạng nhẹ)
  • Sưng tấy, viêm đỏ (thuộc tình trạng trung bình)
  • Đau nhức, có bọc mủ bên trong kèm lây lan đỏ ra các vùng xung quanh (thuộc tình trạng nặng).

Mụn là bệnh lý về da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Tuy chúng không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe nhưng gây khá nhiều sự bất tiện cho cuộc sống hằng ngày, làm mất vẻ tự tin cho nhiều người. Vậy nên đối với làn da nhạy cảm này bạn cần phải có các bước chăm sóc da mụn chuyên biệt.

Nguyên nhân gây mụn

Nguyên nhân chủ yếu gây mụn là do hoạt động quá mức của nội tiết tố làm tăng sự tiết dầu nhờn trên da khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Giai đoạn cơ thể thay đổi hàm lượng nội tiết tố là khi bước vào tuổi dậy thì (xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới).

Về sinh lý nội tiết (hormone)

Độ tuổi, mức độ ô nhiễm môi trường sống sẽ dẫn đến sự thay đổi tình trạng da mụn ở từng người. 

Những bạn trẻ dậy thì, mẹ bầu và các bạn nữ đến kỳ hàng tháng cũng rất dễ gặp phải tình trạng mụn. Vì trong thời gian này, nội tiết tố chúng ta dù ít hay nhiều cũng đang có sự thay đổi, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ gây tình trạng dầu thừa bám lại trên da, bị oxy hóa làm làn da trông xỉn màu. Song song đó hàng rào bảo vệ da bị thay đổi tính chất (tăng sinh Cutibacterium Acnes, tăng sừng hóa) dẫn đến viêm nhiễm. Giai đoạn này chính là thời điểm tạo môi trường thuận lợi cho các loại mụn phát triển.

Về thói quen sinh hoạt

Căng thẳng, lo lắng, mồ hôi và nắng, bụi sẽ là những tác động bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên da. Hơn nữa, sống hoặc thường xuyên lao động ở môi trường có mức độ ô nhiễm cao cũng tác động xấu đến da.

Bên cạnh đó, những yếu tố ngoại sinh cũng có thể khiến mụn xuất hiện như thay đổi thời tiết bất thường, dùng thực phẩm cay nóng, uống nước ngọt, có gas, chất kích thích như cà phê, môi trường nhiều bụi bẩn, nguồn nước sử dụng hàng ngày bị nhiễm kim loại nặng, không đảm bảo vệ sinh.
Tần suất trang điểm quá nhiều và không tẩy trang kỹ lưỡng là nguyên do gây mụn thường thấy ở phái đẹp. Khi đó, do chăm sóc da không đúng cách sẽ làm tăng tiết bã nhờn, viêm nang lông và hình thành nên mụn. Và sau khi lấy nhân mụn để làm sạch da thì với làm da dễ kích ứng cũng phải chăm sóc thật cẩn thận.

Các loại mụn thường gặp

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là tình trạng viêm da mãn tính có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Mụn trứng cá gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính và có thể tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ở tuổi dậy thì hoặc các giai đoạn thay đổi hormone trong cơ thể. Mụn trứng cá bị nhiễm trùng có thể hình thành mụn bọc, mụn nang nguy hiểm cho làn da.

Mụn trứng cá không sớm điều trị có thể bùng phát mạnh gây mất thẩm mỹ. Sau đó sẽ để lại các vết sẹo lồi, sẹo lõm, thâm sẹo trên da.

Các loại mụn trứng cá thường gặp bao gồm: mụn ẩn (mụn đầu trắng), mụn đầu đen, mụn bọc (mụn mủ) hay mụn đinh, mụn nang.

Mụn có thể chia thành 02 nhóm:

  • Mụn viêm: Nhóm các loại mụn viêm có thể kể đến như mụn bọc (mụn mủ), mụn nang và mụn đinh. Bên cạnh việc bít tắc lỗ chân lông do dầu thừa và da chết tích tụ trên mặt, thì vi khuẩn là tác nhân thúc đẩy quá trình sưng mủ diễn ra và hủy hoại vùng da xung quanh nốt mụn nghiêm trọng.
  • Mụn không viêm: Mụn trứng cá không viêm, dễ dàng xuất hiện rộng khắp các vùng trên cơ thể như lưng, vai, ngực, cổ và chủ yếu tập trung trên mặt. Mụn có thể phát triển thành các dạng khác nhau như mụn cám, mụn bọc có mủ hay mụn nang. Tuy hiện nay, đã có nhiều phương pháp chữa trị mụn trứng cá nhưng vẫn gây rất nhiều sự bất tiện về thẩm mỹ.

Mụn bọc (mụn mủ)

Mụn trứng cá khi có sự xuất hiện của vi khuẩn trên da thúc đẩy quá trình sưng viêm, thậm chí kết mủ tạo nên mụn bọc.

Nốt mụn có thể dễ dàng quan sát trên da, mụn mủ sưng đỏ trên mặt và có thể chứa mủ trắng hoặc ngả vàng. Ban đầu, mụn có thể gây đau nhức, chạm vào có thể thấy bọc mụn khá lớn và cứng. Tuy nhiên về sau, mụn sẽ mềm hơn, có thể tự vỡ hoặc do nặn, cạy.

Sự nguy hiểm của mụn bọc không chỉ là do sự viêm nhiễm mà còn là tính thẩm mỹ sau khixử lý mụn mủ bị vỡ hoặc lấy nhân, nếu không cẩn thận có thể để lại sẹo và tốn rất nhiều thời gian để cải thiện sức khỏe làn da.

Vì vậy, hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nên mụn có thể vô cùng hữu ích để tự điều trị hiệu quả cũng như có cách ngừa mụn bọc tệ đi.

Mụn khiến bạn khó chịu về nhiều mặt

Mụn nang

Mụn nang và mụn bọc đều là dạng mụn viêm nghiêm trọng của mụn trứng cá. Tình trạng tổn thương do viêm sâu trong da gây đau nhức của chúng sẽ bị nhầm lẫn với nhau nếu không quan sát rõ ràng. Có thể phân biệt mụn bằng nốt mủ xuất hiện trên da: mụn bọc sẽ cứng hơn; trong khi mụn nang có hình dạng cục nhọt lớn, tấy đỏ, có mủ dẫn đến mềm và dễ vỡ ra hơn. Mụn nang sau khi vỡ thường sẽ dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.

Vùng da ưa thích của mụn nang chính là xương cằm và hai bên má. Ngoài những vị trí mụn trên mặt, mụn nang còn xuất hiện tại những vùng da khác như cổ, ngực, lưng là nơi hoành hành.

Mụn nang được xếp vào nhóm mụn khó điều trị và cần có sự can thiệp của bác sĩ da liễu. 

Song song với làm sạch da tổn thương đúng cách, hãy dành thời gian ngủ sâu, đủ giấc và ưu tiên lựa chọn sản phẩm skincare có texture mỏng nhẹ xuyên suốt quá trình điều trị sẽ có tác dụng cấp ẩm mà không khiến da bí tắc.

Mụn đinh râu

Hay còn gọi là mụn đầu đinh hoặc mụn đinh, một trong những loại mụn độc nhất và có thể gây sốt, thậm chí chết người vì nhiễm trùng. Đây là loại mụn cần có sự can thiệp sâu của bác sĩ da liễu và yêu cần sự chăm sóc đặc biệt nhất định cho từng giai đoạn phát triển của mụn. 

Không giống như các loại mụn bọc ưa thích vùng da nhiều dầu, mụn đầu đinh là loại mụn ở vùng da xung quanh miệng, cằm và mũi. Số lượng cực ít, thường chỉ có duy nhất một nốt mụn, nhưng những mụn đinh lớn có thể so sánh kích thước với phần đầu trứng cút. 

Mụn đinh hình thành do vết thương hở tích tụ vi khuẩn (thường gặp ở người trưởng thành hoặc các bạn nam, trong quá trình trầy xước, nhiễm trùng vết thương hở do cạo râu). 

Xuyên suốt quá trình hình thành mụn, tuyệt đối không dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định, dùng đá lạnh giảm đau và các cách trị mụn đầu đinh cần lưu ý theo từng quá trình:

  • Giai đoạn hình thành thương tổn: vùng da xung quanh nốt mụn sẽ tấy đỏ, sưng buốt. Một số tình trạng bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến sốt, tâm trạng bạn có thể luôn cảm thấy lo lắng, bất an. Rất cần liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất giai đoạn này.
  • Giai đoạn mưng mủ: mủ bắt đầu gom thành đinh râu, tình trạng đau nhức có thể giảm nhẹ, cần vệ sinh hợp lý nốt mụn và vùng da xung quanh để tránh lây lan và viêm nhiễm nặng.
  • Giai đoạn làm sẹo: khi mụn đinh đủ mềm và tự vỡ. Nếu trực tiếp nặn thì nên lưu ý cách lấy mụn đinh râu thật vệ sinh, phải sát trùng và đặc trị tránh để lại sẹo. Người bệnh không tự ý hút, nặn mụn đầu đinh, hoặc chườm lạnh, chườm nóng.

Mụn ẩn

Mụn ẩn là tên gọi khác của mụn đầu trắng, bạn phải trực tiếp dùng tay sờ vào các mảng da má, cằm, trán và có thể là mũi để cảm nhận, vì mắt thường khó có thể nhìn thấy rõ những nốt mụn dưới da này. 

Mụn nhỏ li ti mọc thành từng cụm hoặc riêng lẻ,có thể nổi lên ở bất kỳ vùng ra nào, đặc biệt thường thấy ở vị trí chữ T (trán, mũi, cằm) và hai bên má. Các nốt mụn này có nhân mụn màu trắng và không mở miệng. Mụn ẩn chỉ khiến làn da sần sùi nhẹ, thường không gây sưng, viêm, nhưng vẫn để lại vết thâm. Một khi trở nặng, có viêm nhiễm, mụn ẩn dưới da có thể tiến triển thành mụn viêm, mụn bọc hoặc mụn nang ẩn dưới da. 

Ba lý do bị mụn ẩn phổ biến thường do sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, đồ ăn dầu mỡ và thức khuya.

Để tránh cho mụn ẩn tiến triển nhanh chóng, gây tổn hại lớn hơn cho làn da thì ngoài chú trọng làm sạch da, kích thích nhân mụn nhanh chóng trồi lên bề mặt để xử lý cũng là cách giảm mụn ẩn hiệu quả. Các bạn nên lưu ý cách lấy nhân mụn tại nhà cần rất cẩn thận để tránh làm da mụn tệ đi do thiếu vệ sinh. 

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là tình trạng dễ nhất để thấy được sự oxy hóa của dầu thừa trên bề mặt da so với các loại mụn khác. 

Vị trí mọc mụn đầu đen thường thấy chính là vùng mũi, tùy nhiên với tình trạng da xấu,có thể xuất hiện rất nhiều mụn đầu đen ở má và cằm .

Ngược lại với mụn đầu trắng, mụn đầu đen xuất hiện trên da sẽ thấy được tình trạng lỗ chân lông to ra và phần nhân mụn đầu đen sẽ trồi lên trên, đây chính là các bã nhờn và dầu thừa trên da khi bị oxy hóa.

Mụn thịt

Mụn thịt là một dạng u lành tính thường gặp ở người trưởng thành. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, mụn thịt lại dễ gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là mụn thịt ở vùng mắt, cổ,…

Mụn có kích thước nhỏ khoảng 1-3mm, có thể mọc riêng lẻ từng cái hoặc thành đám. Đồng màu với da hoặc hơi ngả vàng. Mụn không gây sưng đau, không viêm, có thể gây ngứa ngáy. Thường xuất hiện tại các vùng quanh mắt, trán, gò má, cổ, nách, ngực, bụng, bộ phận sinh dục.

Mụn xuất hiện khi có các rối loạn chuyển hoá ở dưới da hay collagen và mạch máu bị mắc kẹt bên trong da.

Bạn nên đi khám với bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường như: mụn sưng đau, ngứa, mụn lớn, thay đổi màu sắc,… Tuyệt đối không tự ý dùng các vật nhọn để loại bỏ mụn thịt vì có thể gây nhiễm trùng.

Mụn cóc

Mụn cóc hay còn được gọi là mụn hạt cơm. Mụn cóc là những u nhỏ lành tính, hình thành do nhiễm vi rút HPV, có thể gặp ở cả nam và nữ. Thời gian hình thành sẽ mất khoảng 6 – 12 tháng. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch yếu, sử dụng những vật phẩm cá nhân chung với người khác (dao cạo, kềm bấm móng, quần áo…), các vết xước do cắn hoặc môi trường sinh hoạt không vệ sinh.

Đây lại là loại mụn lành tính, sau một thời gian hình thành mụn cóc sẽ tự rụng. Nếu mụn có những biểu hiện bất thường, bạn cần phải đi khám da liễu ngay để được bác sĩ tư vấn, chữa trị kịp thời.

Mụn có có màu trắng, kích thước to nhỏ không đều. Khi mụn nổi sẽ khiến phần da mụn sần sùi, gồ ghề rất mất thẩm mỹ. Thường xuất hiện ở mặt, tay, chân, các bộ phận khác trên cơ thể và thậm chí là vùng kín (bệnh sùi mào gà).

Cách chăm sóc da mụn tại nhà

Tùy vào tình trạng da và các loại mụn mà các bước chăm sóc cho da mụn là khác nhau. Dưới đây là các cách bạn có thể tham khảo.

Bạn nên chăm sóc da hằng ngày

Làm sạch

Tẩy tế bào chết cho da mụn 1-2 lần/tuần, tẩy trang hàng ngày và rửa mặt đúng cách với sữa rửa mặt dành cho da dầu mụn 2 lần/ngày. Lưu ý bên cạnh việc trang điểm, dùng kem chống nắng cho da mụn thì hãy luôn nhớ làm sạch sâu cho da vào cuối ngày để giúp da sạch và dễ thở suốt cả đêm.

Cân bằng da

Sau khi tẩy trang làm sạch, sử dụng toner hoặc lotion giúp mang da trở về độ pH sinh lý vốn có (5.0 – 5.5). 

Dưỡng da

Bước dưỡng sau cùng có thể phụ thuộc vào hiện trạng sức khỏe làn da của bạn đang cần chăm sóc mụn, hay phục hồi sau mụn mà tìm kiếm loại kem dưỡng phù hợp, có thể là kem dưỡng ẩm cho da mụn, kem trị thâm, kem phục hồi dành do da sẹo hoặc kem ức chế mụn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc chú trọng chăm sóc da khoa học, thói quen sinh hoạt cũng là việc mà da dầu cho đến da mụn đều cần phải lưu ý: 

  • Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái và duy trì chế độ ăn ngủ lành mạnh cũng là cách giảm mụn hiệu quả, giúp làn da sớm khỏe.
  • Chính bàn tay bạn, điện thoại, chăn drap gối nệm, thậm chí mái tóc của bạn cũng có thể trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn đang chờ để được tiếp xúc làn da dễ bị tổn thương của chúng ta, đặc biệt làn da đang bị trầy xước.
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… vì chúng dễ gây kích ứng làn da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá.
  • Tăng cường ăn thực phẩm từ tự nhiên, không chất bảo quản và ít chất béo như rau củ quả, trái cây tươi và uống đủ nước để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho da.

Những sản phẩm tốt cho da bạn có thể tham khảo tại đây:

Quan trọng nhất phải chuẩn bị cho mình sự kiên nhẫn, làn da bị mụn mỏng manh vô cùng và cần được chăm sóc nhẹ nhàng. Hãy sử dụng những sản phẩm phù hợp và an toàn để tôn trọng làn da và dành cho da thời gian tự phục hồi khỏe mạnh.

Leave a reply