Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến có thể xuất hiện lặp lại nhiều lần ở một người. Bệnh này không gây nguy hiểm lớn và có thể tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên vết loét do nhiệt miệng lại gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.

Bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng (loét miệng) là một tình trạng rộp miệng, những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng, vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ có kích thước nhỏ hình tròn hoặc oval. Cơn đau sẽ xuất hiện sau vết loét nhiệt miệng từ 1 – 2 ngày cùng với tình trạng viêm nặng hơn xung quanh vết loét.

Nhiệt miệng thường lành sau 7 – 10 ngày, vết loét dần biến mất và không để lại sẹo trừ trường hợp nhiệt miệng dạng áp tơ khổng lồ.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Cho đến hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như:

  • Suy giảm chức năng gan (tích tụ độc tố, tạo thành vết loét trong miệng)
  • Hệ miễn dịch kém (vi sinh vật tấn công cơ thể, tạo nên các vết loét trong khoang miệng)
  • Tổn thương miệng (do đánh răng quá mạnh hoặc bị ngã, hình thành các vết loét)
  • Thiếu chất dinh dưỡng (thiếu vitamin B9, B12, C, kẽm, sắt,… dễ gây nhiệt miệng).

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Thời gian chờ nhiệt miệng lành là thời gian đau và khó chịu nhất, đặc biệt khi bạn ăn uống hay nói chuyện. Dưới đây là những cách sẽ giúp bạn giảm đau, giảm thời gian nhiệt miệng và nhanh lành vết thương hơn.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch tốt, giúp giảm viêm hiệu quả. Ban đầu khi súc miệng nước muối, bạn có thể cảm thấy hơi đau rát nhưng không kéo dài, thay vào đó vết loét sẽ nhanh lành hơn.

Có thể dùng nước muối súc miệng được bán sẵn tại các hiệu thuốc tây, nên làm ấm lại mỗi khi súc miệng. Ngoài ra có thể tự pha chế theo công thức sau:

  • Dùng 5g muối sạch hòa tan trong 230ml nước ấm
  • Dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 – 30 giây để điều trị nhiệt miệng.

Nước súc miệng chuyên dụng

Có thể dùng nước súc miệng nha khoa nhằm kiểm soát, giảm tình trạng viêm nhiễm trùng trong miệng, trong đó có những vết nhiệt miệng. Dùng nước súc miệng này sẽ giúp thúc đẩy nhanh lành vết thương, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Sử dụng bằng cách pha loãng nước súc miệng này với nước ấm theo hướng dẫn, dùng để súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi kiểm soát được tình trạng bệnh. Lưu ý không dùng kéo dài vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho răng miệng cũng như sức khỏe của người dùng.

 Chữa nhiệt miệng bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc vẫn được yêu thích bởi mùi thơm dễ chịu và vị ngon tự nhiên, ngoài ra trà này còn là phương thuốc tự nhiên được yêu thích tại nhiều quốc gia. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu về loại trà cúc La Mã cho thấy nó có tác dụng giảm đau, chữa lành vết thương rất tốt. Ngoài ra, trong loại trà này còn chứa hai chất Levomenol và azulene có khả năng sát trùng, chống viêm hiệu quả.

Để chữa nhiệt miệng, bạn dùng túi trà hoa cúc đắp lên vùng vết thương trong vài phút. Nếu cách này gây bất tiện, bạn có thể pha trà hoa cúc và để ấm, dùng súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi.

Dùng mật ong để chữa nhiệt miệng

Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, đặc biệt phù hợp trong điều trị nhiệt miệng.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, dùng mật ong giúp giảm tình trạng đau và sưng đỏ do nhiệt miệng đáng kể. Sử dụng mật ong sớm còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do nhiệt miệng.

Để điều trị theo cách này, bạn dùng mật ong nguyên chất thoa lên vết nhiệt miệng mỗi ngày 3 – 4 lần. Duy trì thực hiện cho đến khi triệu chứng đau và viêm sưng dần giảm.

Ăn sữa chua

Theo một số nghiên cứu, vi khuẩn H.pylori có thể là một trong những nguyên nhân gây nên các vết loét miệng. Sữa chua chứa lợi khuẩn sống giúp tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị vết loét.

Vì vậy, sử dụng đều đặn 1 hộp sữa chua một ngày rất hữu ích khi gặp tình trạng nhiệt miệng.

Bổ sung thêm vitamin cho cơ thể

Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đẩy lùi các loại vi khuẩn gây viêm loét miệng, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học bằng cách bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin vào thực đơn của mình.

Các loại vitamin tốt cho cơ thể gồm:

  • Vitamin B (có trong trứng cá, sữa đậu nành, sữa gạo,…)
  • Acid folic (có trong rau chân vịt, cải xanh, măng tây,…)
  • Sắt (có trong hàu, ngũ cốc, trứng, gan gà,…)
  • Nước dừa (làm dịu vết loét),…
Oracortia làm giảm các triệu chứng khi bị nhiệt miệng

Dùng gel bôi nhiệt miệng

Có nhiều loại gel bôi nhiệt miệng được đánh giá an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt nó có thể mang lại hiệu quả rất tích cực, giảm đau nhanh, giúp vết thương nhanh liền trở lại và dễ sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với mình.

Sử dụng thuốc điều trị

Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều trị như:

  • Dùng các loại thuốc hạ sốt
  • Cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch hydrogen peroxide 1%
  • Giảm đau tại chỗ bằng thuốc tê lidocain
  • Sử dụng thuốc kháng viêm
  • Sát khuẩn răng miệng bằng các dung dịch như: orabase, zilactin…
  • Dùng thuốc kháng virut như: acyclovir, famciclovir,
  • Khi có nhiễm khuẩn dùng kháng sinh.

Đối với thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid, chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Nguyên nhân là loại thuốc này tuy có hiệu quả cao và nhanh chóng nhưng có thể mang đến nhiều tác dụng phụ và những biến chứng không đáng có.

Phòng ngừa mắc bệnh nhiệt miệng

Một số người có thể hay bị nhiệt miệng hơn những người khác. Thực tế, bạn có thể giảm tần suất của vết loét bằng cách làm theo các mẹo sau:

  • Cố gắng tránh những thực phẩm gây kích ứng miệng, bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, một số loại gia vị, thực phẩm mặn và trái cây có tính axit, như dứa, bưởi và cam. Tránh bất kỳ loại thực phẩm mà bạn nhạy cảm hoặc dị ứng.
  • Chọn thực phẩm lành mạnh. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, hãy ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch sẽ. Bạn cũng nên sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng cho các mô miệng mỏng manh và tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
  • Kiểm soát căng thẳng. Nếu vết loét có vẻ liên quan đến căng thẳng, hãy thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền và yoga.

Leave a reply