Viêm loét miệng hay nhiệt miệng là một trong những vấn đề mà rất nhiều người có thể gặp phải. Bệnh có thể gây đau khi ăn uống và khi nói chuyện.

Loét miệng: nguyên nhân và cách khắc phục
Loét miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn, uống hoặc nói chuyện

Viêm loét miệng là bệnh gì?

Loét miệng (nhiệt miệng) là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét trong miệng. Nhiệt miệng gây nhiều đau đớn, khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống.

Viêm loét miệng thường xuất hiện ở một số vị trí như dưới lưỡi, trong má, môi, trên nướu. Vết nhiệt miệng này thường có màu trắng viền đỏ hoặc vàng viền đỏ. Hình dạng của những nốt nhiệt thường là hình tròn hoặc hình bầu dục. Tình trạng này thường được đánh giá là lành tính và vết loét thường nông, có khả năng tự lành trong vài ngày.

Những cách điều trị hiện nay dùng thuốc hoặc dùng thảo dược thiên nhiên có tác dụng nhanh làm lành vết loét, giảm thời gian viêm sưng, giảm đau và ngăn ngừa tái phát.

Nguyên nhân dẫn tới viêm loét miệng

Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, thức ăn, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng.

  • Theo quan điểm dân gian, nhiệt miệng hình thành là do nhiệt độc ở tỳ, vị hoặc thấp nhiệt. Vì thế nhiều người thường nói nóng trong người sẽ gây ra nhiệt miệng, đỏ lưỡi, khô miệng,… Tình trạng này thường gặp khi cơ thể ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, chất béo, thay đổi nội tiết tố hoặc tích tụ nhiệt độc lâu ngày.
  • Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng.
  • Thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt, axit folic
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực
  • Sức đề kháng suy giảm

Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, chính vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Cách điều trị loét miệng

Nhiệt miệng không phải là bệnh lý nặng mà thường xuất hiện khi có sự thay đổi trong cơ thể, vì thế điều trị cũng khá đơn giản. Có hai phương pháp khắc phục nhiệt miệng thường được áp dụng là dùng thuốc bôi và thuốc uống.

Dùng gel bôi nhiệt miệng

Gel bôi chữa nhiệt miệng có thành phần thuốc giảm đau, chống viêm và hình thành lớp màng bảo vệ viêm loét nhiệt miệng. Vì thế người bệnh có thể giảm đau đớn, ăn uống dễ dàng hơn và giảm thời gian mắc bệnh.

Có nhiều loại gel bôi nhiệt miệng được đánh giá an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt nó có thể mang lại hiệu quả rất tích cực, dễ sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với mình.

Ăn đồ cay nóng khiến tình trạng loét miệng trở lên nặng nề hơn

Sử dụng thuốc điều trị

Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều trị như:

  • Dùng các loại thuốc hạ sốt
  • Cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch hydrogen peroxide 1%
  • Giảm đau tại chỗ bằng thuốc tê lidocain
  • Sử dụng thuốc kháng viêm
  • Sát khuẩn răng miệng bằng các dung dịch như: orabase, zilactin…
  • Dùng thuốc kháng virut như: acyclovir, famciclovir,
  • Khi có nhiễm khuẩn dùng kháng sinh.

Đối với thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid, chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Nguyên nhân là loại thuốc này tuy có hiệu quả cao và nhanh chóng nhưng có thể mang đến nhiều tác dụng phụ và những biến chứng không đáng có.

Ngoài điều trị bằng thuốc, bạn có thể giảm đau đớn, sưng viêm do nhiệt miệng bằng cách:

  • Chườm đá lạnh vào vết nhiệt miệng để giảm sưng đau.
  • Dùng trà túi lọc đắp lên vết loét nhiệt miệng để giảm sưng đau để các hoạt chất azulene hay Levomenol hoạt động chữa lành tổn thương viêm loét miệng.
  • Dùng mật ong đắp lên vết viêm loét miệng để làm dịu tổn thương, giảm sưng đau, đặc biệt là trẻ nhỏ với vị ngọt sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn. Trong mật ong chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm nên rất hiệu quả với những vết nhiệt miệng.

Những điều cần lưu ý

  • Ngưng uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá
  • Không nên ăn thức ăn cay, mặn, chua, chát, nóng.
  • Khi bị đau nhiều, có thể dùng ống hút để uống nước, nhưng không uống nước nóng.
  • Chỉ chải răng ở những chỗ không đau, không chải răng ở những chỗ đau do viêm loét, tránh gây chấn thương thêm cho niêm mạc miệng lưỡi do chải răng.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate để làm sạch răng miệng cũng như ngăn ngừa loét nhiệt miệng.
  • Kiểm soát căng thẳng bằng các bài tập thiền, yoga, cố gắn tĩnh tâm.

 Cần chú ý xem loại thức ăn nào đã gây dị ứng và gây viêm loét miệng thì hạn chế ăn loại thức ăn đó. Đối với các loại thuốc chữa bệnh gây dị ứng phải ghi nhớ để không dùng loại thuốc đó mới tránh được viêm loét miệng do dị ứng thuốc.

Ngoài ra cần ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa… để phòng viêm loét miệng do thiếu vitamin loại này.

Leave a reply