Tai mũi họng là nhóm bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Thay đổi thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường, khói bụi…là những yếu tố chính dẫn gây bệnh.

Bệnh tai mũi họng
Trẻ nhỏ dễ bị mắc các bệnh về tai mũi họng

Bệnh tai mũi họng

Tai – mũi – họng không phải các bộ phận riêng rẽ mà được thông với nhau như: các xoang thông với mũi, mũi họng thông với tai, xương chũm qua vòi nhĩ. Lớp niêm mạc ở tai mũi họng phụ thuộc vào hệ thống mạch máu và thần kinh rất phong phú nên bệnh tai mũi họng chủ yếu là bệnh lý niêm mạc, rất dễ bị tái phát ở đối tượng cơ địa dị ứng, trẻ em.

  • Khi bị thương, nhiễm khuẩn rất dễ lan từ hốc này sang hốc khác do các hốc tai mũi họng đều thông với nhau: xoang trán dễ viêm khi bị viêm mũi, vết thương ở xoang trán lại là vết thương kín và dễ chứa dị vật.
  • Tai mũi họng có vị trí gần các cơ quan quan trọng như màng não, não, mê đạo, các dây thần kinh, mạch máu lớn.

Bệnh tai mũi họng không phải bệnh riêng của từng bộ phận, do cấu tạo tai mũi họng có các hốc thông với nhau và thông ra bên ngoài nên sẽ liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận khác: viêm họng sẽ gây viêm mũi, viêm thanh quản; viêm họng – mũi lại gây viêm xoang.

Bên cạnh đó, tai mũi họng thông với môi trường bên ngoài nên càng dễ bị bệnh tai mũi họng liên quan đến môi trường bên ngoài với hai yếu tố cơ bản là: nhiễm khuẩn và dị ứng.

Việc hình thành bệnh tai mũi họng cũng do các yếu tố quan trọng khác như nhiệt độ, thời tiết.

Bộ máy hô hấp và tiêu hóa là hai bộ phận chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của bệnh tai mũi họng. Vậy nên khi sử dụng thuốc điều trị tai mũi họng cần được sự chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận và cơ quan khác trong cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng

Chắc hẳn mọi người đều biết cấu tạo đặc biệt của tai – mũi – họng, những bộ phận này được thông với nhau và trở thành cửa ngõ của phổi và hệ tiêu hóa. Nếu chẳng may một trong ba cơ quan bị tổn thương thì những bộ phận còn lại cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Hiểu đơn giản, chúng ta thường không mắc một bệnh lý riêng lẻ, thay vào đó có thể bị viêm họng, viêm mũi đồng thời. Chính vì thế mọi người nên chủ động chăm sóc sức khỏe tai – mũi – họng thường xuyên.

Các bác sĩ cho biết tai – mũi – họng là những cơ quan có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công và gây dị ứng tương đối cao. Đó là lý do vì sao rất nhiều người đã và đang phải đối mặt với các bệnh tai mũi họng thường gặp. Trên thực tế, bệnh lý tai – mũi – họng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, trong đó trẻ em dễ mắc bệnh hơn cả vì hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện.

Một phần nguyên nhân là do ảnh hưởng tới điều kiện sống, ví dụ như không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn,… Ngoài ra, một số hiện tượng biến đổi thời tiết cũng được cho là tác nhân gây bệnh liên quan tới tai – mũi – họng. 

Các bệnh tai mũi họng thường gặp

Viêm họng

Bệnh tai mũi họng dễ gặp nhất là viêm họng, có 3 loại viêm họng chính là viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét.

Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt khi trời trở lạnh rất dễ bị viêm họng, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và tiến triển nhanh nếu không được điều trị.

Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng, một vài trường hợp bệnh viêm họng do vi khuẩn gây nên do sự tác động của các yếu tố thuận lợi như thay đổi thời tiết, khói bụi, sức đề kháng kém.

Viêm họng có triệu chứng như viêm đỏ niêm mạc họng màn hầu, trụ trước, trụ sau amidan, thành sau họng, giả mạc ở họng và amidan, đau rát họng, khát nước, đau nhức mình mẩy, hạnh viêm vùng góc hàm, sốt, ớn lạnh, nhức đầu.

Viêm xoang

Tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi được gọi là viêm xoang, bệnh do các nguyên nhân khác nhau dẫn đến như nhiễm khuẩn, virus, dị ứng, nấm.

Có thể chia viêm xoang thành 2 loại là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính.

Viêm xoang mãn tính dễ tái phát và nguy hiểm hơn so với viêm xoang cấp tính. Trẻ em dưới 6 tuổi, người bị viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan là đối tượng thường gặp phải viêm xoang nhất. Những dấu hiệu khởi phát là khi trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, cơ địa dị ứng, thường xuyên mắc bệnh đường hô hấp trên nhưng không được điều trị dứt điểm dẫn đến viêm mũi xoang.

Người lớn viêm niêm mạc mũi xoang sẽ tiến triển thành viêm xoang mạn tính kèm các triệu chứng như đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa và khe trên có mủ, sốt, kém tập trung, người mệt mỏi. Những triệu chứng này sẽ kéo dài trên 12 tuần.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae. Những trường hợp khác bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Trong số các thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn trẻ tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng tai là Haemophilus influenzae.

Các loại virus như virus hợp bào hô hấp (RSV) và những loại gây ra cảm lạnh thông thường cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa bằng cách làm tổn hại đến hệ thống phòng thủ bình thường của các tế bào biểu mô đường hô hấp trên.

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em vì vòi nhĩ ngắn, hẹp, và hơi nằm ngang so với người lớn. Vòi nhĩ (Eustachian tube) nối liền tai giữa với vòm họng, nó giúp dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ về họng. Nếu vòi nhĩ bị tắc, dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa và gây nên viêm tai giữa. Do viêm tai giữa cấp không được điều trị và theo dõi tốt sẽ trở thành Viêm tai giữa mạn tính, Viêm tai xương chũm mạn tính. Viêm tai giữa sau các bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi. Viêm tai giữa do chấn thương áp lực,…

Bệnh viêm xoang gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh

Viêm amidan

Amidan là tổ chức đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Tổ chức này cũng có thể bị viêm khi có quá nhiều vi khuẩn, virus xâm nhập khiến cho amidan bị quá tải. Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em và đối tượng thanh thiếu niên là những người dễ mắc bệnh nhất.

Ở giai đoạn cấp tính viêm amidan mới khởi phát gây ra các triệu chứng như đau họng, sốt, chảy nước mũi, hai amidan sung lớn, vùng họng viêm đỏ…; bệnh nhân viêm amidan mạn thường gây cảm giác đau nhói vùng họng, thỉnh thoảng ho khan, khàn tiếng, hơi thở hôi…Các triệu chứng này sẽ ngày càng tăng nặng khi bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn nặng, nếu viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần trong năm, amidan sưng to cản trở đường ăn uống, gây khó thở và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác thì bạn cần phải được phẫu thuật để cắt bỏ amidan.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng thuộc một trong các bệnh tai mũi họng thường gặp hiện nay. Các triệu chứng đặc trưng là: nghẹt mũi, hay bị mất khứu giác, khó thở, ngủ không ngon,… Tình trạng viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tiến triển thành bệnh mạn tính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Lúc này, bên cạnh triệu chứng nghẹt mũi, mất mùi thì bạn sẽ rơi vào tình trạng đau nhức đầu, ù tai liên tục.… 

Khá nhiều người quan tâm tới nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng và cách phòng ngừa bệnh. Trên thực tế, tình trạng viêm mũi dị ứng có thể xảy ra do yếu tố thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm nặng nề. Không những vậy, người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu cũng rất dễ mắc bệnh.

Phòng bệnh tai mũi họng

Để phòng các bệnh tai mũi họng thường gặp, mọi người cần tuân thủ ba nguyên tắc.

  • Hạn chế sự tấn công của vi khuẩn vào cơ thể
  • Bảo vệ niêm mạc của hầu họng
  • Tăng cường hệ miễn dịch

Cách tốt nhất giúp hạn chế sự tấn công của vi khuẩn là giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh mình, luôn khử trùng đồ dùng bằng cồn. Đồng thời, mọi người nhớ rửa tay thật sạch sau khi đi ngoài trời, trước khi bữa ăn bắt đầu và hạn chế chạm tay vào mũi, tai,… Đặc biệt, trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài là điều vô cùng cần thiết.

Các bác sĩ cũng khuyến khích mọi người thường xuyên nhỏ mũi, súc họng tới nước muối sinh lý. Đây là thói quen tốt giúp bảo vệ niêm mạc của hầu họng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, hạn chế sinh sôi của chúng. Ngoài ra, mọi người nên duy trì thói quen bổ sung nước cho cơ thể, mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước.

Cải thiện hệ miễn dịch bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin, chất xơ,… Bên cạnh đó, chúng ta có thể kết hợp luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe.

Leave a reply