Thận là cơ quan nội tạng cực kỳ quan trọng đối sự sống của con người. Thận khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra tự nhiên, đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì bất kỳ một lý do nào đó khiến thận suy yếu, không thể thực hiện được chức năng sẽ dẫn tới ứ trệ các chất độc làm tổn thương thận, suy thận mạn tính sẽ xảy ra nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy phương pháp nào có thể cứu vãn tình trạng này?

Tổng quan về suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng và không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Đây là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Nếu không được chạy thận hoặc ghép thận, người bệnh sẽ khó duy trì được sự sống. Suy thận do nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau gây nên.

Người ta thường chia thành 2 nhóm bệnh theo thời gian mắc bệnh là suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn).

  • Suy thận cấp: chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có khả năng khôi phục chức năng thận (một phần hoặc thậm chí là hoàn toàn) nếu được điều trị hiệu quả ngay từ đầu.
  • Suy thận mạn: tiến triển trong thời gian dài và các giải pháp điều trị chỉ tập trung vào kiểm soát bệnh chứ không thể phục hồi chức năng thận.

Nguyên nhân gây suy thận

Giảm lưu lượng máu đến thận

Lượng máu đến thận bị mất đột ngột có thể sẽ dẫn đến suy thận. Tình trạng này thường do các nguyên nhân như: bệnh tim, sẹo gan hoặc suy gan, bị bỏng nặng, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng chẳng hạn như nhiễm trùng huyết… Việc dùng thuốc cao huyết áp và thuốc chống viêm cũng có thể hạn chế lượng máu đến thận.

Vấn đề đào thải nước tiểu

Khi cơ thể không đào thải được nước tiểu, các chất độc sẽ tích tụ và gây quá tải cho thận. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm một số bệnh ung thư ở đại tràng, bàng quang, tuyến tiền liệt (ở nam giới), cổ tử cung (nữ giới)…

Các tình trạng khác có thể gây cản trở việc tiểu tiện và lâu dần dẫn đến suy thận như: sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, cục máu đông trong đường tiết niệu, tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang…

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh suy thận bao gồm:

  • Xuất hiện cục máu đông ở trong hoặc quanh thận
  • Nhiễm trùng
  • Nhiễm độc kim loại nặng
  • Viêm mạch máu
  • Bệnh lupus
  • Viêm cầu thận
  • Hội chứng tan máu tăng urê máu
  • Đa u tủy xương
  • Xơ cứng bì
  • Xuất huyết khiến giảm tiểu cầu huyết khối
  • Các loại thuốc điều trị ung thư và một số bệnh tự miễn
  • Thuốc nhuộm được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh
  • Một số loại thuốc kháng sinh
  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát
  • Thận bị lão hóa do tuổi tác (đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy thận ở người cao tuổi).

Những dấu hiệu của bệnh

  • Mệt mỏi hơn, ít năng lượng hơn hoặc khó tập trung
  • Khó ngủ, chán ăn
  • Làn da khô và ngứa
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có bọt
  • Bọng mỡ quanh mắt dai dẳng
  • Sưng mắt cá chân và bàn chân
  • Cơ bắp đang bị chuột rút

Biến chứng của bệnh suy thận có thể gây ra

Dù lọc máu có thể giúp giảm bớt áp lực cho thận, giúp thận khỏe hơn, nhưng việc này cũng không thể thay thế hoàn toàn chức năng của thận. Vì thế, người bị bệnh vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Một số biến chứng phổ biến nhất của tình trạng suy thận bao gồm:

  • Thiếu máu
  • Bệnh tim
  • Bệnh về xương và tăng phốt phát trong máu
  • Tăng kali máu
  • Tích tụ nước trong cơ thể
  • Sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm.

Bệnh suy thận thường rất phức tạp đem đến cho bệnh nhân nhiều cảm giác sợ hãi lẫn đau đớn. Nếu không được giải quyết, điều trị kịp thời, người bị suy thận sẽ bị tăng huyết áp, tràn dịch màng tim, gây ép tim cấp. Tình trạng tăng kali máu gây rối loạn nhịp tim nhanh chóng, khi không thể chịu đựng được nữa thì ngừng tim dẫn đến tử vong.

Các phương pháp điều trị suy thận

Tùy vào triệu chứng xảy ra và nguyên nhân gây giảm chức năng thận mà mỗi người sẽ có cách điều trị bệnh suy thận khác nhau. Phương pháp điều trị chủ yếu là kiểm soát dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng và làm bệnh tiến triển chậm lại.

Suy thận giai đoạn cuối (khi chức năng thận giảm xuống còn dưới 50%) được điều trị bằng cách:

Vậy suy thận có phải là dấu chấm hết?

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận. Ngược lại, người mắc suy thận mạn sẽ phải trải qua quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Trong suy thận mạn, các phương pháp điều trị chỉ nhằm làm chậm diễn biến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Người bệnh bị suy thận nặng khi chức năng thận giảm đến 90% và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Đa phần các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn nếu không chữa trị, mất chức năng thận rất nghiêm trọng.

Bệnh suy thận mạn tính khiến cho thận mất dần đi chức năng lọc máu và đào thải độc tố qua đường bài tiết, các biến chứng khác của bệnh kéo tới và xảy ra đồng thời. Lúc này nhiều giải pháp sẽ được các bác sĩ đưa ra trong đó có chạy thận. Thế nhưng ngoài nỗi lo về tiền bạc, nỗi ám ảnh bởi vết kim đâm chi chít, cảm giác đau nhức kéo dài không thôi, bệnh nhân còn bị ảnh hưởng tinh thần và liên lụy tới những người thân cận xung quanh.

Viên uống bổ thận Thasucavn Extra

“Suy thận mạn chưa phải là dấu chấm hết” là thông điệp của công ty TNHH SX – TM Đông Dược Thiên Phúc đã đưa ra tại buổi họp báo ra mắt sản phẩm Thasucavn.

Sản phẩm THASUCAVN có công dụng hỗ trợ cho người suy thận mãn giúp cân bằng huyết áp, ổn định nhịp tim, chống co giật, chống phù, tăng lượng nước tiểu, giảm urê, giảm kali, bổ thận, tăng cường và phục hồi chức năng hoạt động của thận, giảm số lần chạy thận.

Qua ứng dụng lâm sàng bệnh nhân bị suy thận cấp, mãn chưa chạy thận sử dụng Thasucavn sau 3- 4 tháng thận phục hồi chức năng. Bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận sau khi sử dụng 4 – 5 tháng sẽ giảm một lần chạy thận.

Với mục tiêu giúp những bệnh nhân suy thận mãn biết và sử dụng Thasucavn nhằm giảm chi phí điều trị bệnh và phục hồi sức khoẻ.

Thasucavn Extra là sản phẩm hỗ trợ cải thiện chức năng thận được nghiên cứu dựa trên các loại thảo dược quý như: Nhục Thung Dung, Cao Đương Quy, Thanh Tâm Thảo, Đẳng Sâm, Thục Địa… kết hợp cùng công nghệ tiên tiến. Mang đến tác dụng:

  • Bổ máu , bù lượng máu do suy thận mất máu, thiếu hụt máu
  • Bồi bổ tái tạo thận, nuôi dưỡng thận, chức năng thận có cơ hội phục hồi
  • Đào thải nước tiểu, độc tố qua đường đại tiện, tiểu tiện tránh tràn dịch giúp cơ thể giảm phù
  • Hỗ trợ cân bằng huyết áp, giúp ăn ngon , ngủ sâu, tăng sức đề kháng cơ thể
  • Đặc biệt giúp bệnh nhân giảm dần số lần chạy thận.

Với 2 quy cách đóng gói là 30 viên/hộp và 150 viên/hộp rất thuận tiện cho bạn lựa chọn với từng mục đích sử dụng. Bạn có thể tham khảo chi tiết sản phẩm tại:

Những thói quen giúp thận bạn luôn khỏe mạnh

Để thận luôn làm tốt nhiệm vụ, bạn nên xây dựng một thói quen sinh hoạt và làm việc lành mạnh từ sớm, cũng như cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn và tầm soát bệnh thường xuyên. Sau đây là một số thói quen tốt cho thận mà ai cũng nên biết:

  • Uống đủ nước
  • Thường xuyên vận động vừa sức
  • Duy trì cân nặng phù hợp
  • Kiểm soát đường huyết
  • Theo dõi huyết áp
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, và ngưng hút thuốc lá
  • Chú ý trong việc sử dụng thuốc không kê đơn
  • Kiểm tra chức năng thận

Bổ sung những thực phẩm tốt cho thận như:

  • Súp lơ xanh
  • Giấm táo
  • Lòng trắng trứng
  • Bắp cải
  • Ớt chuông
  • Củ cải
  • Quả nam việt quất

Giảm lượng natri (muối) và protein (đạm) trong khẩu phần ăn hàng ngày, giảm thực phẩm có nhiều đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…

Lưu ý: Sản phẩm Thasucavn là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Mọi thông tin hay thắc mắc về sản phẩm vui lòng liên hệ Dược sĩ Quang 0901346379 để được giải đáp.

Leave a reply