Bệnh than là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nhiễm qua đường hô hấp với tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Bệnh than là gì?

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bacillus anthracis – một loại vi khuẩn gram dương, hình que gây ra. Bệnh hiếm gặp, có thể khiến bệnh nhân bị loét, tụt huyết áp, viêm màng nào, thậm chí tử vong.

Loại vi khuẩn này thường tồn tại trong điều kiện tự nhiên trong đất hoặc ký sinh trên các loại động vật nuôi hoặc động vật hoang dã. Vi khuẩn có sức đề kháng không quá cao, đa số chúng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 600C trong vòng 30 phút, ở 1000C trong vòng 5 phút hoặc các chất khử trùng thông dụng.

Ổ chứa là động vật, thông thường là động vật ăn cỏ cả gồm động vật hoang dã, gia súc như trâu, bò, lợn, dê,… làm lan truyền trong máu và tồn tại lâu ngay cả khi động vật đó chết vẫn còn khả năng gây bệnh đặc biệt gây bệnh cho người.

Các thể bệnh than

Có 3 thể bệnh than tương ứng với 3 con đường lây nhiễm chính.

Bệnh than nhiễm qua đường da

Bệnh than nhiễm qua da là thể bệnh phổ biến nhất (chiếm 94-95%), và cũng ít nguy hiểm nhất. Khi chúng ta tiếp xúc với động vật bị bệnh và các chất thải của chúng, hoặc trực tiếp làm thịt những động vật bị chết do bệnh than thì bào tử vi khuẩn than có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua những vết xước hoặc các vết thương hở trên da.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa

Có khoảng 0,5-0,7% bệnh nhân mắc bệnh than gặp phải thể bệnh này. Nếu bạn ăn thịt sống hoặc chưa chín kỹ từ những gia súc mắc bệnh than thì nguy cơ lây nhiễm bệnh than qua đường tiêu hóa là rất cao.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp

Đây chính là thể bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất của bệnh than với tỷ lệ tử vong lên đến 90% nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh than gây ra bởi một loại vi khuẩn gram dương, hình que là Bacillus anthracis. Vi khuẩn tồn tại ở hai dạng: dạng hoạt động và dạng bào tử.

  • Dạng hoạt động là khi vi khuẩn vào trong cơ thể, sinh sôi nảy nở, tỏa ra khắp cơ thể, sản sinh ra các độc tố và gây ra các triệu chứng.
  • Dạng bào tử là dạng hình thái giúp vi khuẩn chống lại điều kiện khắc nghiệt của môi trường bên ngoài, nhờ đó vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong đất, nước, cây cỏ,…

Độc lực của vi khuẩn do: Lớp vỏ kháng thực bào, khả năng sinh sản nhanh, độc tố. Độc tố chủ yếu là độc tố phù (Edema factor) và độc tố gây chết (lethal factor). Hai độc tố này ngăn chặn, can thiệp vào miễn dịch tự nhiên của cơ thể, từ đó làm cho lượng vi khuẩn nhân lên.

Vết thương màu đen xuất hiện

Những dấu hiệu của bệnh

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than phụ thuộc vào loại bệnh than:

Bệnh than nhiễm qua da

  • Xuất hiện các u nhỏ, vết rộp và ngứa.
  • Sưng nhẹ xung quanh miệng vết thương sưng nhẹ xung quanh và khi bệnh khởi phát đỉnh điểm thì sưng tấy.
  • Tâm vết thương màu đen xuất hiện sau khi giảm các u nhỏ, vết rộp.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp

  • Sốt kèm ớn lạnh.
  • Cảm giác khó thở và khó chịu ở lồng ngực.
  • Ho khan và cảm thấy nhói ngực khi ho.
  • Buồn nôn và nôn, thường xuyên đau bụng.
  • Đau đầu.
  • Đổ mồ hôi.
  • Nhức mỏi toàn thân, tinh thần mệt mỏi.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa

  • Sốt kèm ớn lạnh.
  • Cổ hoặc hạch ở cổ sưng đau.
  • Đau họng và đau khi nuốt.
  • Giọng khàn hoặc mất giọng.
  • Buồn nôn và nôn, đặc biệt là nôn ra máu.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Lả người, mệt mỏi.

Biến chứng bệnh than

Bệnh than được xem là đặc biệt nguy hiểm khi người bệnh mắc phải thể bệnh than nhiễm qua đường hô hấp.  Sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 5 ngày, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như sốt cao kèm ớn lạnh, tím tái, khó thở, ra mồ hôi đầm đìa, đau đầu,… bệnh nhanh chóng chuyển sang nhiễm khuẩn huyếtviêm thận, viêm màng não, nhiễm độc toàn thân và khiến bệnh nhân tử vong. Tỷ lệ tử vong ở thể bệnh này rất cao, lên đến 90%. Trong trường hợp được điều trị tích cực, chỉ có khoảng 55% bệnh nhân khỏi bệnh.

Tiên lượng của bệnh xấu với tỷ lệ tử vong trong trường hợp không được điều trị thay đổi tùy thuộc vào loại nhiễm trùng:

  • Bệnh than hô hấp: 92%.
  • Bệnh than thể viêm màng não: 75%
  • Bệnh than qua da: 10 đến 20%.
  • Bệnh than tiêu hoá: Khá thấp không đến 10%.
  • Bệnh than hầu họng: Tương đối cao >80%.

Điều trị bệnh than

Có một số lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh than, bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc kháng độc. Bệnh nhân mắc bệnh than nghiêm trọng cần phải nhập viện để điều trị tích cực, chẳng hạn như dẫn lưu chất lỏng liên tục và hỗ trợ thở bằng máy thở.

Dùng thuốc kháng sinh

Tất cả các loại bệnh than đều có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thường là đường tiêm tĩnh mạch.

Khi có các triệu chứng của bệnh than, điều quan trọng là phải được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt để có cơ hội phục hồi hoàn toàn. Nhân viên y tế sẽ chọn loại kháng sinh phù hợp nhất để điều trị bệnh than cho bệnh nhân dựa trên tiền sử bệnh của họ.

Cùng với kháng sinh, những người mắc bệnh than có thể được điều trị bằng chăm sóc hỗ trợ tích cực bao gồm truyền dịch và thuốc vận mạch (co mạch, tăng huyết áp).

Thuốc kháng độc tố

Khi các bào tử vi khuẩn gây bệnh than xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể được “kích hoạt”. Khi chúng ở dạng hoạt động, vi khuẩn nhanh chóng nhân lên, phát tán trong cơ thể và tạo ra độc tố gây bệnh nặng.

Khi độc tố bệnh than đã được giải phóng trong cơ thể, một phương pháp điều trị khả thi là thuốc kháng độc tố (raxibacumab and obiltoxaximab). Thuốc chống độc tố nhắm vào độc tố bệnh than trong cơ thể. Thuốc kháng độc phải sử dụng cùng với các phương án điều trị khác.

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ hướng dẫn bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích.
  • Thường xuyên luyện tập thể chất giúp tinh thần thoải mái.
  • Thăm khám định kỳ giúp tầm soát tình trạng bệnh hoặc nguy cơ tiến triển của bệnh.
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh than

Cách phòng tránh bệnh than

  • Nên tiến hành tiêm vắc-xin phòng bệnh than cho súc vật nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.
  • Hiện nay đã có vắc-xin phòng bệnh than cho con người, tuy nhiên vắc-xin này có số lượng giới hạn và thường chỉ tiêm cho các quân nhân phục vụ chiến đấu hoặc những người có đặc thù nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với súc vật hay sản phẩm chứa nhiều vi khuẩn.
  • Những động vật chết vì bệnh than cần được tiêu hủy đúng cách, sau khi chôn sâu xác động vật nên rải bột vôi kín để tẩy uế và ngăn ngừa sự lan rộng của vi khuẩn.
  • Không buôn bán và sử dụng da của những súc vật nhiễm bệnh than. Không ăn thịt khi nghi ngờ súc vật đó chết vì bệnh than.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chăm sóc và lưu ý đến các vết xước hoặc vết thương hở trên da.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Leave a reply